Công nghệ quản trị doanh nghiệp tạo ra các hệ thống xử lý thông tin, để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn giúp doanh nghiệp năng động hơn, tối ưu hóa công việc hơn. Doanh nghiệp có thể phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tạo ra hiệu suất tối đa trong việc cạnh tranh và đạt được các lợi ích kinh tế tối đa nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
1. Công nghệ quản trị khách hàng CRM
CRM là viết tắt của “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng. Có thể hiểu đơn giản là doanh nghiệp quản l8ý các hoạt động tương tác, chăm sóc với khách hàng của mình hình thành nên các mối quan hệ khách hàng trung thành trong doanh nghiệp.
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Công nghệ quản trị bán hàng trực tuyến (Selling online)
Dựa trên nền tảng công nghệ Web phát triển nhiều năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển hệ thống thương mại điện tử e-Commerce với đầy đủ các tính năng ưu việt đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ, hoàn chỉnh các chức năng mạnh mẽ, hỗ trợ cho việc thực hiện thương mại điện tử trực tuyến E-Commerce.
Qua hệ thống website thương mại điện tử doanh nghiệp của bạn có thể được sở hữu một hệ thống quản trị website hoàn hảo và dễ dàng sử dụng, không cần phải biết về thiết kế và lập trình website bạn cũng có thể quản trị và xuất bản website một cách xuất sắc.
3. Công nghệ quản trị doanh nghiệp (ERP)
ERP (Enteprise Resource Planning - kế hoạch hoá nguồn lực doanh nghiệp) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng CNTT để quản lý tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại…) của một tổ chức.
Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mức độ cập nhật tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản lý. Như vậy, mua một ERP-System bạn nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm:
1) Ý tưởng quản lý
2) Chương trình phần mềm
3) Phương tiện kết nối để xây dựng mạng máy tính tích hợp
Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành, ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Trên thế giới, hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
Với ERP, mọi hoạt động của công ty bạn, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành công ERP, bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
4. Công nghệ Sổ Sách Kế Toán Và Dịch Vụ Kế Toán
Việc nghiềm ngẫm với các con số là một công việc mà nhiều chủ doanh nghiệp không muốn giải quyết. Đó là một trong những lĩnh vực quá phức tạp và mất nhiều trí lực cho các doanh nhân có thể đảm đương, trong khi họ phải đương đầu với nhiều vấn đề quan trọng hơn của quá trình kinh doanh. Đây là lý do tại sao hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thêu ngoiaf về các nhu cầu về kế toán, thanh toán, lương và quản lý chứng từ kế toán từ các công ty dịch vụ BPO có uy tín về kế toán.
5. Công nghệ Ủy Thác Kiểm Tra, Thử Nghiệm Phần Mềm
Ủy thác việc kiểm tra và thử nhiệm phần mềm cho phép một tổ chức tập trung vào các hoạt động cốt lõi của phát triển thiết kế, trong khi việc kiểm tra, thử nghiệm phần mềm sẽ do các chuyên gia thử nghiệm độc lập bên ngoài đảm nhiệm. Điều này mang lại nhiều lợi ích kinh doanh như nâng cao sự tự tin khi giao sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng thấp, chất lượng phần mềm được dự đoán trước, giảm thiểu rủi ro về thời hạn hoàn thành và tăng thời gian để tập trung vào phát triển.
6. Công nghệ quản lý bán hàng (SPSO)
Quản lý Bán hàng trong các doanh nghiệp là công việc quan trọng, đòi hỏi bộ phận Quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp.Việc ứng dụng CNTT đã mang lại bước đột phá mới cho công tác quản lý bán hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về hàng hóa, vật tư, thông tin khách hàng, và trạng thái các đơn đặt hàng... một cách chính xác và kịp thời.
Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
----------------------------
HR1 TECH - The No1 AI Recruitment Platform in I.T
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com
Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com