Áp lực công việc khiến IT recruiter bị kiệt quệ
Trong tháng 1, hàng loạt "gã khổng lồ" công nghệ lần lượt thông báo cắt giảm hàng chục nghìn nhân sự. Công ty mẹ của Google thông báo sẽ sa thải 12.000 nhân viên, tương đương 6% lực lượng lao động trên toàn cầu. 11.000 nhân viên của Meta - công ty mẹ của Facebook cũng bị sa thải. Microsoft, Amazon và IBM sa thải tổng cộng hàng chục nghìn nhân viên. Theo các kỹ sư công nghệ thông tin (IT), tại Việt Nam, các công ty về công nghệ phần nhiều là gia công phần mềm (outsourcing). Chính vì vậy, khi các công ty công nghệ trên thế giới "gặp chuyện" thì nhiều doanh nghiệp trong nước cũng bị tác động ít nhiều.
Đứng trước làn sóng layoff như vậy việc IT recruiter tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn cao và phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp thật sự như “đãi cát tìm vàng”. Áp lực doanh số khiến cho các bạn thấy hụt hẫng với công việc. “Tìm kiếm ứng viên những vị trí từ khó đến rất khó. Phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp hay dự án khác nhau khác, ví dụ như một ứng viên IT đang tìm việc có đến 100 IT Recruiter cùng đồng thời tiếp cậnkhác tranh giành, buộc bạn phải có đầy đủ kỹ năng kiến thức tốt để kéo người về.” bạn Tình, nhân viên Business Development tại HR1TECH chia sẻ.
Điều trên có thể khiến các bạn bị kiệt quệ (burn-out), dẫn tới việc các bạn không còn tha thiết với công việc mình đang làm.
Môi trường không phù hợp với IT recruiter.
Theo một cuộc khảo sát nhân lực của Anphabe vào tháng 12.2021, tỷ lệ tìm kiếm công việc mới tại Việt Nam lên đến 58%. Sau quý I năm 2022, số lượng tìm kiếm công việc mới cao nhất trong ba năm trở lại đây. Người trẻ hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu cho doanh nghiệp và nhà tuyển dụng hơn, nếu không được đáp ứng họ ắt sẽ có ý định chuyển sang đơn vị khác. Môi trường làm việc phù hợp bao hàm tất cả những mong đợi của IT recruiter từ lộ trình thăng tiến (career path) tới văn hóa làm việc (company culture). Nếu như lý do dẫn đến việc nghỉ trong im lặng của các bạn IT recruiter là từ môi trường, việc không muốn kết giao với đồng nghiệp và tham gia các hoạt động gắn kết công ty là điều hiển nhiên.
Chúng ta có thể làm gì?
Đầu tiên cần hiểu đúng!
Nghỉ việc trong im lặng là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xảy ra khi chúng ta đang thích ứng với một điều kiện sống mới, cụ thể là nhịp sống mà công nghệ thông tin phát triển bùng nổ như hiện nay, một nhịp sống nhanh và vội vàng. Ai cũng có mưu cầu hạnh phúc và suy nghĩ “giá trị công việc không nói được hết giá trị con người của tôi” là chính xác, Theo tháp nhu cầu của Maslow trong tâm lý học, chúng ta có 5 tầng nhu cầu trong cuộc sống và mỗi tầng lại được thể hiện khác nhau, đa dạng theo từng cá nhân riêng biệt. Vì vậy việc xác định rõ bản thân mình muốn gì trước khi quyết định làm một việc gì đó là điều nên làm rõ.
Xem thêm: 5 Dấu hiệu nghỉ việc trong im lặng của IT recruiter.
Hiểu đúng để không lạm dụng
Hành vi nghỉ việc trong im lặng là sự lạm dụng quyền được mưu cầu hạnh phúc cá nhân, Ngụy biện cho hành vi làm việc không có trách nhiệm. Bạn có quyền từ chối nhận làm việc ngoài giờ để phát triển những giá trị khác cho bản thân nhưng bạn không nên làm việc lười nhác và thiếu hiệu quả trong thời gian bạn làm việc.
Work-life balance (cân bằng giữa công việc- cuộc sống cá nhân) là điều mà tất cả chúng ta đều đang mong muốn trong xã hội hiện đại khi mà tất cả mọi thứ được diễn ra và cập nhật quá nhanh, xu hướng nghỉ việc trong im lặng thể hiện mong muốn của các bạn nhân sự có một cuộc sống không để công việc ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân và ngược lại, nhưng lại thiếu kỹ năng phản hồi (feedback) .
Không chỉ là kỹ năng feedback với đồng nghiệp, với công ty, mà còn là kỹ năng feedback với chính mình, hiểu được mình là ai là một hành trình dài, trong đó, tại thời điểm các bạn làm việc, các bạn nên phản hồi với chính mình để có thể xác nhận mình phù hợp với công việc này bằng một số câu tự vấn sau:
Công việc này thật sự phù hợp với cuộc sống của mình? tự đánh giá trên thang điểm 10, bạn bao nhiêu điểm?
Điều gì trong công việc khiến bạn yêu thích?
Bản thân có tiếp tục yêu thích những điều này?
Môi trường ở đây có ưu điểm gì khiến bạn yêu thích?
Điều gì khiến bạn không yêu thích công việc hiện tại?
Sau khi bạn phản hồi được với những thứ khiến bạn trì trệ, chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời với những lựa chọn tiếp theo của mình.
Xem thêm: "WORK - LIFE BALANCE": TIÊU CHUẨN THÀNH CÔNG NĂM 2023?
Trao đổi thẳng thắn với Line manager
Sau khi tự vấn và biết mình nên làm gì thì việc trao đổi với cấp trên mình để được hỗ trợ là điều cần thiết. Chị Linh- Vice CEO HR1Tech chia sẻ: “Ở vị trí ở line manager thì họ cần biết tình trạng nhân viên của mình sớm để có thể hỗ trợ kịp thời với khía cạnh công việc”. Có thể Line manager sẽ không phải là người phù hợp để đồng cảm và an ủi bạn thời điểm hiện tại nhưng họ sẽ là người chịu trách giúp cho tiến độ công việc của tập thể, trong đó có công việc bạn trở nên trôi chảy. Họ sẽ giúp bạn trong quyền hạn công việc của họ được phép.
HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT
Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com