Phong Cách Lãnh Đạo Của Nhà Quản Lý 2021

18/06/21 09:12

Bên cạnh những phẩm chất lãnh đạo sẵn có và sư rèn luyện, trau dồi bền bỉ, chọn lựa phong cách lãnh đạo cũng là một trong những bước quan trọng để trở thành người lãnh đạo giỏi. Hãy cùng xem và lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân, tổ chức cũng như thời điểm hiện tại của bạn nhé!

1. Phong cách lãnh đạo kiểu mẫu (Pacesetting)

Nhà lãnh đạo theo phương thức này thường là người cầu toàn và sở hữu những nhân viên xuất sắc. Họ luôn đưa ra những tiêu chuẩn rất khắt khe, đòi hỏi kết quả rất cao và đi kèm theo đó là sự chứng minh thực lực của bản thân bằng khẩu hiệu "hãy làm như tôi làm". Nhân viên của họ thường là những người thích nghi nhanh, nhạy bén và tài năng. Hạn chế là họ thường vô tình tạo ra áp lực rất lớn, làm mất động lực làm việc cho nhân viên, nhất là những người chưa đủ kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn. 

2. Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh (Coercive)

Những người theo phong cách lãnh đạo này thường muốn nhân viên của mình làm theo những gì mình nói. Với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khủng hoảng hay tái cơ cấu, tái cấu trúc, phong cách lãnh đạo này thường phát huy tối đa tác dụng, giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình cũng như xử lý những nhân viên có vấn đề với tổ chức. Nhược điểm của loại hình lãnh đạo này là thường khiến cho nhân viên bất mãn, xa lãnh và giết chết rất nhiều tính sáng tạo hay các ý tưởng độc đáo. 

3. Phong cách lãnh đạo huấn luyện (Coaching)

Phong cách lãnh đạo này phù hợp với những nhà lãnh đạo có trình độ và một tổ chức có nhiều thành viên trẻ tuổi. Phương châm của người theo phong cách này là "Hãy thử làm điều đó!" Mục tiêu của họ là tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức và hỗ trợ các thành viên trong nhóm/tổ chức hình thành các điểm mạnh vững chắc để làm việc một cách hiệu quả. 

4. Phong cách lãnh đạo hướng về mục tiêu (Authoritative)

Nhà lãnh đạo theo phong cách này sẽ truyền cảo hứng cho nhân viên, mang nhiệt huyết vào mỗi nhiệm vụ giao phó. Phương châm của họ luôn là "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau". Họ xây dựng cho nhân viên hay thành viên của nhóm một viễn cảnh chung tốt đẹp. Tất cả hướng tới mục tiêu cuối cùng cần đạt được, gạt bỏ mục tiêu cá nhân, riêng lẻ. 

Đây là phong cách rất hiệu quả với những tổ chức hay nhóm đang trong giai đoạn thay đổi, cần một tầm nhìn mới và thường không thích hợp với tổ chức hay nhóm có quá nhiều chuyên gia/những người có trình độ cao hơn lãnh đạo. 

5. Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic)

Phong cách này lấy sự đồng thuận của thành viên trong nhóm hay nhân viên trong tổ chức làm cốt lõi để tìm ra giải pháp. Câu hỏi đặc trưng người lãnh đạo theo phong cách này hay dùng là: "Bạn nghĩ thế nào?" 

Với những nhà lãnh đạo của các tổ chức/nhóm đang cần xử lý tình huống khẩn cấp hoặc trong các tình huống không đủ dữ liệu, thông tin để có thể đánh giá thì không nên áp dụng phong cách lãnh đạo nào này bởi sẽ dễ làm tình hình rối thêm. Hãy sử dụng nó khi bạn cần ý tưởng mới, cần những ý kiến của người có chuyên môn. 

6. Phong cách lãnh đạo kết nối (Affiliative)

Phương châm của phong cách lãnh đạo này là gây dựng các mối quan hệ tình cảm. Dùng tình cảm gắn kết các thành viên trong/với tổ chức. Người lãnh đạo theo phong cách này luôn lấy nhân viên làm trọng tâm, hỗ trợ nhân viên hay thành viên trong tổ chức/nhóm của mình xây dựng lại niềm tin, vực dậy tinh thần của họ. 

Mỗi phong cách lãnh đạo nói trên sẽ phù hợp với một loại hình tổ chức và cá tính riêng của các nhà  quản lý. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng xuyên suốt một phong cách trong suốt quá trình quản lý, bạn sẽ không đối mặt được với những biến đổi không ngừng của thời cuộc. Các nhà lãnh đạo hay các doanh nghiệp cần linh hoạt lựa chọn vả áp dụng những phong cách quản lý phù hợp với từng thời điểm khác nhau để tạo ra năng suất công việc thực sự mà không làm sai lệch định hướng chung. 

Chúc bạn lựa chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp với doanh nghiệp và bản thân mình!

 

HR1 TECH- NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Tìm việc và tuyển dụng HR1Jobs.com

Kỹ năng công sở

Xem tất cả
Kỹ năng Business Development khi làm việc với nhà tuyển dụng IT

Công việc của một BD sẽ như thế nào, những thử thách mà BD gặp phải và những gợi ý để nhà tuyển dụng làm việc với BD hiệu quả nhất.

Sự khác biệt giữa IT recruiter và IT consultant mảng tuyển dụng.

Thế nào là IT recruiter và IT recruiment consultant? Hai vị trí này khác nhau như thế nào và doanh nghiệp cần làm gì để có thể tìm kiếm...

Chat GPT ứng dụng cho IT recruiter như thế nào?

Trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay, IT Recruiter đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các chuyên gia có tài năng với...

Môi trường làm việc DEI cho IT Recruiter

Môi trường DEI (Đa dạng, Công bằng và Bao hàm) trong lĩnh vực tuyển dụng Công nghệ thông tin là một môi trường nơi tất cả các cá nhân...

Wednesday Series: Bài học về thương hiệu cá nhân.

Ngày 24/5/2023 vừa qua, HR1Tech đã có buổi sharing thú vị và một bài học sâu sắc. Buổi chia sẻ này được chia sẻ đều đặn mỗi tuần thứ tư....

Tại sao IT recruiter lại có xu hướng nghỉ việc trong im lặng?

Khái niệm nghỉ việc trong im lặng không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, đặc biết là trong lĩnh vực IT recruiter, Vậy thì điều gì đã...