Giống như các vai trò khác, Tester cũng đóng vai trò quan trọng trong quy trình tạo ra sản phẩm phần mềm. Vậy để hiểu rõ hơn về vị trí này trong ngành IT, hãy cùng HRTech tham khảo qua bài viết này nhé!
Tester là gì?
Tester là một ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm. Có thể hiểu, Tester sẽ là người thử nghiệm, kiểm tra và tìm ra các lỗi phần mềm để báo cáo lại cho nhóm phát triển sản phẩm. Việc thử nghiệm là bước vô cùng quan trọng trước khi cho sản phẩm ra mắt thị trường và bàn giao cho khách hàng.
Vai trò của Tester là gì?
Các Tester là người nắm vững các kiến thức tổng quát, vững chắc về các công cụ và kỹ thuật, cùng với một số kiến thức/kinh nghiệm phát triển phần mềm. Trong giai đoạn lập kế hoạch thử nghiệm và chuẩn bị thử nghiệm, các Tester thường xem xét và đóng góp vào kế hoạch kiểm tra, cũng như phân tích và đánh giá các yêu cầu và thông số kỹ thuật.
Kiểm thử phần mềm giúp phát hiện và sửa lỗi, loại bỏ các rủi ro và vấn đề sớm, tăng tính bảo mật. Vì thế kiểm thử phần mềm có tầm quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm phần mềm, tránh những lỗ hổng bảo mật và tăng độ tin tưởng cho người sử dụng.
Xem thêm: Việc làm IT tại đây!
Kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester là gì?
Để trở thành một Tester giỏi, bên cạnh những kiến thức chuyên môn bạn cần nắm vững để áp dụng vào công việc. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng góp phần quan trọng để giúp bạn rút ngắn thời gian thành công trong công việc này.
Công việc của một tester là vô cùng quan trọng, do đó người làm kiểm thử phần mềm cũng đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn. Các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester. Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.
Người kiểm tra phần mềm phải phân tích các quy trình và kết quả của máy tính và thực hiện các khoản khấu trừ dựa trên thông tin có sẵn. Các báo cáo thử nghiệm có thể không nêu kết luận một cách rõ ràng, nhưng những người thử nghiệm giỏi sẽ có thể xác định những bước hợp lý cần làm với tình trạng và vấn đề hiện tại.
Xem thêm: TOP 6 CÁC CHỨNG CHỈ TESTER NÊN CÓ
Là một tester bạn cần giao tiếp với nhiều người trong một công ty như trưởng nhóm, lập trình viên, BA,... Bạn cần phải diễn giải tốt hơn và có thể cung cấp dữ liệu để giải quyết vấn đề.
Kết luận: Hy vọng bài viết này HR1Tech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Tester cũng như các kỹ năng, kiến thức cần chuẩn bị nếu muốn theo đuổi ngành nghề này.
HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT
Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com