Tìm bài viết phù hợp

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BLOCKCHAIN

18/07/22 04:54

Blockchain  cái tên đang làm mưa làm gió tại thị trường công nghệ Việt Nam đặc biệt thu hút bởi giới trẻ đam mê công nghệ. Cũng HR1TECH tìm hiểu sơ lược về công nghệ mới này nhé!

I. Nghề lập trình Blockchain là gì?

Lập trình Blockchain là các kỹ sư phần mềm có kiến thức và kinh nghiệm làm việc với công nghệ Blockchain. Trách nhiệm chính của họ là nghiên cứu và phát triển các ứng dụng dựa trên công nghệ này.

Về cơ bản, lập trình viên Blockchain cũng giống như những lập trình viên khác. Vì là công nghê mới nên lập trình Blockchain được tách riêng ra và cũng chính điều này đã thể hiện sức nóng cũng như nhu cầu tuyển dụng cao đối với vị trí này.

Blockchain không giới hạn ngành nghề áp dụng nên nhu cầu tuyển dụng cũng rất đa dạng ví dụ các lĩnh vực như: ngân hàng, nhân sự, thương mại điện tử, tài chính,… Một lập trình viên có đảm nhận nhiều trách nhiệm và vị trí khác nhau trong các công ty khác nhau.

Xem thêm: 6 ứng dụng Blockchain có thể cách mạng hóa chuỗi cung ứng

II. Các kỹ năng cần có của lập trình viên Blockchain là gì?

Tin tuyển dụng của các công ty về vị trí laaoj trình Blockchain luôn có những yêu cầu giống nhau và vài yêu cầu khác tùy thuộc vào từng lĩnh vực của công ty. Nhưng tất cả thường óc 6 yếu tố cơ bản một lập trình Blockchain cần có:

1. Cấu trúc của Blockchain

Một nhà lập trình Blockchain cần hiểu đầy đủ cách thức hoạt động của Blockchain và cấu trúc của nó. Bạn cần thông thạo các khái niệm như mật mã, thuật toán đồng thuận, hàm băm, sổ cái phân tán, hợp đồng thông minh và bất cứ khái niệm nào có liên quan đến hoạt động của Blockchain. Ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu bốn khái niệm khác về Blockchain bao gồm: consortium, private, public và hybrid.

2. Mật mã học

Mật mã chất lượng là điều kiện cần thiết tạo nên môi trường Blockchain an toàn. Bạn sẽ phải có nền tảng vững chắc cả khái niệm và thực tiễn mật mã, bao gồm ví, khóa và chữ ký kỹ thuật số. Đồng thời bạn cũng cần biết cách sử dụng mật mã khóa công khai để ngăn chặn các truy cập trái phép vào dữ liệu và hiểu được sự khác biệt giữa các hàm băm như SHA-256 và Keccak-256.

3. Cấu trúc dữ liệu

Blockchain bao gồm vô số các cấu trúc dữ liệu. Trong đó, mỗi khối được xem là một cấu trúc dữ liệu phân cụm các giao dịch trong sổ cái công khai. Các nhà lập trình Blockchain sẽ phải làm việc thường xuyên với các cấu trúc dữ liệu nên bạn cần hiểu cách mạng lưới Blockchain sử dụng chúng. Bạn cũng nên tìm hiểu về các loại cấu trúc dữ liệu, như là đồ thị, cây Patricia (Patricia trees) xếp đống (heap), cây hash (hash trees), và cây Merkle (Merkle trees).

4. Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là hợp đồng tự thực hiện, cho phép hai bên trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà không cần bên thứ ba làm trung gian. Ngày nay các hợp đồng thông minh đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc triển khai mạng Blockchain. Vì vậy, là một nhà lập trình Blockchain bạn cần nắm vững các ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho các hợp đồng thông minh, như là Vyper, Solidity hoặc Chaincode.

5. Phát triển web

Blockchain và phát triển web luôn song hành cùng nhau. Đặc biệt Blockchain còn có xu hướng chú trọng các ứng dụng phi tập trung. Vì vậy, lập trình viên Blockchain cần có kiến thức về mọi mặt của phát triển web. Nghĩa là bạn không chỉ biết cách thiết kế và phát triển các ứng dụng web mà còn phải hiểu rõ các công nghệ hỗ trợ các ứng dụng này và những yếu tố cần thiết để tối ưu hóa và bảo mật chúng.

6. Ngôn ngữ lập trình

Bất kỳ một lập trình viên nào cũng cần hiểu biết nhiều về ngôn ngữ lập trình, tất nhiên không thể là chuyên gia trọng mọi ngôn ngữ nhưng một lập trình viên cần hiểu biết về nhiều loại ngôn ngữ để dễ dàng hơn trong quá trình lập trình, Một số ngôn ngữ phổ biến như Java, C ++, Python và JavaScript. Ngoài ra, bạn cũng nên có nền tảng vững chắc về frameworks.

Xem thêm: Javascript: Tại sao lại phổ biến như vậy?

Ngoài các kỹ năng trên để trở thành một lập trình viên Blockchain bạn còn phải trang bị cho mình kiến thức về các công nghệ hiện đại như Docker containers, kiến trúc microservice, AI, Machine learning, IoT, Big data. Bên cạnh đó bạn nên rèn luyện khả năng tư duy logic, tư duy lập trình, nắm vững phương pháp lập trình và sẵn sàng học hỏi cũng như linh hoạt nắm bắt xu hướng công nghệ.

III. Làm sao để trở thành lập trình viên Blockchain?

Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt mọi thứ về Blockchain cập nhật tin tức hàng ngày về những phát minh mới của chúng. Hãy đảm bảo bạn hiểu đầy đủ các khái niệm về Blockchain như mật mã, thuật toán đồng thuận, giao thức Blockchain, mã hóa công khai, phân quyền, ví, hàm băm và bất cứ khái niệm nào khác có liên quan đến cách thức hoạt động và cấu trúc của Blockchain.

Tham gia các khóa học, tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, làm để nhận các chứng chỉ về công nghệ Blockchain. Hiện tại có rất nhiều nguồn tài nguyên miễn phí và có chi phí thấp để bạn học Blockchain. Vì vậy đừng bỏ lỡ những tài nguyên quý giá này.

Tích lũy kinh nghiệm thực tế. Bạn có thể thử thiết lập một mạng Blockchain riêng tư. Sau đó mua một lượng nhỏ tiền điện tử để biết nó thực sự hoạt động như thế nào với tư cách của một người dùng.

Tự tìm hiểu về các công cụ, công nghệ và nền tảng đang được sử dụng để phát triển trong Blockchain, như là EOS, Ethereum, Ripple và Hyperledger. Hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng và tìm hiểu xem khi nào chúng có thể thay thế cho nhau. Bạn hãy tận dụng các bản dùng thử miễn phí để hiểu rõ hơn về các công cụ khác nhau và hiểu sâu hơn các khái niệm cơ bản về Blockchain.

Tham gia vào các nhóm và tổ chức phát triển phần mềm cũng như các sự kiện và diễn đàn cộng đồng khác. Hãy giao lưu, trò chuyện với các nhà phát triển Blockchain khác. Đồng thời cần tích cực tìm kiếm cơ hội tham gia vào các cộng đồng Blockchain và theo dõi các tin tức mới nhất về Blockchain.

Tìm kiếm: Việc làm Blockchain

HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT

Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
IT Outsourcing Là Gì? Có Gì Khác So Với IT Product?

IT Outsourcing là một khái niệm phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ IT Outsourcing là gì và nó...

Sự Khác Biệt Giữa CTO (Giám đốc Công Nghệ) và CAIO (Giám đốc Trí Tuệ Nhân Tạo)

Trong bối cảnh Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang bùng nổ và định hình lại tương lai của mọi ngành nghề, vị trí Giám đốc Trí tuệ Nhân Tạo (CAIO)...

5 Hướng Đi Cho Dân IT: Không Chỉ Là Lập Trình Viên

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang bùng nổ, kéo theo sự gia tăng của những cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Dù "lập trình...

ChatGPT: Phiên Bản GPT-4o Có Gì Mới?

Ngày 14/05/2024, OpenAI đã chính thức ra mắt phiên bản mới nhất của ChatGPT, đó là GPT-4o (“o” là từ viết tắt cho “omni”). Cùng HR1Tech...

7 Creative Marketing Campaigns Using AR, VR

Let HR1Tech to give you a look at 7 creative marketing campaigns using AR, VR that have been developed and deployed by big brands around...

Top 3 Lý Do Khiến Tuổi Nghề IT Tại Việt Nam Thường Là 35

Ngành công nghệ thông tin (IT) ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng lớn lao động trẻ và tài năng. Tuy nhiên, một...