Tìm bài viết phù hợp

Yếu Tố Báo Hiệu Sự Thành Công Của Bạn Trong Một Cuộc Phỏng Vấn

23/04/21 09:12

1. Sự chuẩn bị của chính bạn

Nếu không có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn xin việc bao gồm cả kiến thức chuyên môn liên quan lẫn thông tin nơi mà bạn ứng tuyển vào, bạn sẽ không cần xem thêm dấu hiệu nào phía sau đây. Bởi, sự quan tâm của bạn tới công việc bạn đang ứng tuyển được thể hiện rất rõ trong quá trình chuẩn bị. 

Một lãnh đạo nhân sự của tập đoàn nước giải khát hàng đầu có lần kể rằng, ông đã rất ấn tượng với một ứng viên bởi kiến thức chuyên môn & phong thái trong cuộc phỏng vấn xin việc của người này. Nhưng, khi ông hỏi anh ta về một sản phẩm mới, anh ta đã trả lời hết sức nhiệt thành với lời lẽ bay bổng mà không hề biết đây là sản phẩm của công ty đối thủ. Và dù rất tiếc, nhân vật này vẫn đã lỡ một cơ hội đáng nhẽ đã là của mình. 

Sự việc kể trên chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng chứa đựng nhiều yếu tố quyết định. Vì vậy, đối chiếu với bản thân, hãy chuẩn bị kỹ càng cho buổi gặp gỡ "định mệnh" mà chính bạn đã lựa chọn. 

Mỗi ngành nghề hay công ty sẽ có những câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn nào cũng có những câu hỏi "khung" nhất định. Hãy chuẩn bị kỹ câu trả lời cho danh sách những câu hỏi này. Vì, khi bạn trả lời, người phỏng vấn sẽ không còn đánh giá đúng-sai, hay-dở nữa mà sẽ đánh giá thái độ cũng như sự chuẩn bị của bạn nhiều hơn. 

2. Bầu không khí của cuộc phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ bắt đầu với một bầu không khí căng thẳng. Đây là lẽ đương nhiên! Đặc biệt là với những cuộc phỏng vấn cho các vị trí quan trọng. Tuy nhiên, càng về sau, bạn sẽ thấy bầu không khí này thay đổi theo một chiều nhất định. Nếu đủ nhạy cảm và chịu khó nắm bắt, bạn sẽ đoán được kết quả của nó. 

Nếu người phỏng vấn thoải mái trong việc hỏi, chú ý lắng nghe và tiếp thu những gì bạn nói và đón nhận câu trả lời của bạn với một sự hứng thú nhất định, bạn có khả năng nhận được một kết quả tốt đẹp. 

Ngược lại, nếu người phỏng vấn chỉ hỏi - đáp theo hình thức "trả bài" và không có sự tập trung, thậm chí là tỏ thái độ sốt ruột, muốn kết thúc sớm cuộc trò chuyện, khả năng rất cao là bạn không phù hợp cho vị trí họ đang cần. 

3. Thời lượng

Theo tổng hợp từ nhiều người có chuyên môn, một cuộc phỏng vấn thông thường sẽ kéo dài từ 15 - 20'. Nếu bạn rơi vào khung thời lượng này, cơ hội của bạn trong cuộc phỏng vấn là 50 - 50, có thể đạt, có thể không.

Nếu thời gian phỏng vấn của bạn dưới khoảng này, và tùy vào độ ngắn/dài và thái độ của người phỏng vấn, khả năng rất cao là bạn nên tìm một vị trí thích hợp hơn và không nên hy vọng nhiều. 

Ngược lại, nếu thời gian bạn trò chuyện với người phỏng vấn trên 30' đồng nghĩa với khả năng bạn có nhiều cơ hội vào vòng trong hoặc tương thích với vị trí nhà tuyển dụng đang cần hơn. Lúc này, nếu kết hợp với thái độ của người đối diện, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt khả năng thành công của mình trong cuộc phỏng vấn. 

4. Sự tập trung lắng nghe & biểu hiện hứng thú của nhà tuyển dụng

Trong một buổi phỏng vấn, sẽ có lúc bạn thấy thời gian phỏng vấn dài, bầu không khí cũng dễ chịu nhưng bạn vẫn có cảm giác không ổn và không rõ nhà tuyển dụng có thích/lựa chọn mình hay không. Lúc này, hãy chú ý tới sự tập trung và biểu hiện lắng nghe của người đối diện. 

Nếu người phỏng vấn hỏi bạn rất nhiều nhưng không chú ý lắng nghe và biểu hiện thiếu tập trung thì khả năng cao là họ chỉ hỏi đáp cho đủ thời lượng định sẵn. 

Nếu người phỏng vấn hỏi bạn nhiều và rất chú ý nhưng lại quá nhiều câu hỏi "có vẻ" không liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển thì bạn cũng nên cẩn trọng và bình tĩnh, lịch sự và luôn biết mình đã/nên nói gì. Vì, có khả năng họ chỉ đang khai thác thông tin từ bạn và những nơi bạn đã làm việc hoặc muốn tìm hiểu thêm về thị trường lao động hay lĩnh vực bạn đang hoạt động mà thôi. 

Người thực sự quan tâm sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng họ đang rất lắng nghe và muốn tìm hiểu thêm về chính BẠN.

5. "Lời hứa hẹn" về các bước tiếp theo 

Ở phần cuối của buổi phỏng vấn, hãy nhanh ý bắt lấy từ khóa hay những câu nói mang tính "hứa hẹn" từ nhà tuyển dụng/người phỏng vấn. Bởi, với những cuộc phỏng vấn không thành công, ngoài câu hẹn "sẽ liên lạc lại!" bạn sẽ không nghe thêm điều gì khác. Tuy nhiên, với những cuộc phỏng vấn tốt đẹp, ngoài những câu hỏi về chuyên môn, ngành nghề, bạn sẽ được hỏi sâu hơn về mức lương mong muốn, yêu cầu khác hoặc được hướng dẫn "ngầm" về cách thức hay các bước tiếp theo để nhận việc. Đừng quên để ý những điểm này nhé!

 

Chúc bạn có một cuộc phỏng vấn thành công!

Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY

HR1 TECH- NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Tìm việc và tuyển dụng HR1Jobs.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
4 Bí quyết tự tin và tạo ấn tượng trong phỏng vấn ngành IT

Tạo ấn tượng và tự tin trong quá trình phỏng vấn ngành IT không chỉ là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng mà...

IT phỏng vấn thành công: Hướng dẫn từ A đến Z phần 2

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những yếu tố quan trọng để đạt thành công trong phỏng vấn IT.

IT phỏng vấn thành công: Hướng dẫn từ A đến Z

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý về việc chuẩn bị trước khi phỏng vấn để tăng cơ hội thành công trong quá trình tìm kiếm...

BẠN HỎI HR1TECH TRẢ LỜI - PHẦN 3

HR1Tech được nhận được rất nhiều các câu hỏi quan tâm đến các vấn đề về cơ hội việc làm cũng như mức lương của sinh viên mới ra trường...

BẠN HỎI HR1TECH TRẢ LỜI - PHẦN 2

Trong quá trình tư vấn, HR1Tech được nhận được rất nhiều các câu hỏi quan tâm đến các vấn đề về cơ hội việc làm cũng như mức lương của...

BẠN HỎI HR1TECH TRẢ LỜI

Trong quá trình tư vấn, HR1Tech nhận được rất nhiều các câu hỏi quan tâm đến các vấn đề về cơ hội việc làm cũng như mức lương của sinh...