Tìm bài viết phù hợp

WEB APP: KIẾN THỨC CƠ BẢN 101

12/08/22 08:15

Web app đang được người dùng quan tâm và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Web app là gì? Cùng HR1TECH tìm hiểu thêm thật kỹ về Web App: kiến thức cơ bản 101

I. Web app là gì?

Web Application (Web App) là một trình ứng dụng web được lưu trữ trên một server từ xa. Được phân phối qua Internet thông qua giao diện trình duyệt. Các web này có sự tương tác, cho phép người dùng nhận, nhập hay thực hiện thao tác dữ liệu.

Các ứng dụng web App phổ biến bạn có thể biết như:

  • Phần mềm
  • Web bán hàng online
  • Các trang thương mại điện tử
  • Web chỉnh sửa
  • Phần mềm quản lý nhà trọ
  • Các trang mạng xã hội

II. Cơ chế hoạt động của Web app

Web Application đa phần được mã hóa bằng ngôn ngữ mà mỗi trình duyệt hỗ trợ. Trong đó điển hình như JavaScript hay HTML. Bởi vì những ngôn ngữ này đều dựa vào trình duyệt để để Render. Một số ứng dụng động xe được yêu cầu xử lý thông qua máy chủ riêng phần còn lại thì không cần xử lý ở máy chủ. Dưới đây là cơ chế hoạt động của web App bạn hãy bỏ túi cho mình để quá trình sử dụng được thuận tiện.

Mô phỏng cơ chế hoạt động của Web App: Người dùng sử dụng internet tiến hành kích hoạt yêu cầu đến máy chủ web. Quá trình thực hiện thông qua User interface của ứng dụng hoặc thông qua trình duyệt web. Sau đó web server sẽ tiến hành chuyển tiếp yêu cầu này đến Web App Server thích hợp. Máy chủ thử dụng web App bắt đầu thực hiện các thao tác nghiệp vụ được yêu cầu. Trong đó ví dụ như truy vấn cơ sở dữ liệu, xử lý các dữ liệu,…. Sau đó kiến tạo nên kết quả cho dữ liệu đã được yêu cầu. Một khi có được kết quả máy chủ ứng dụng web App sẽ gửi đến máy chủ web. Bao gồm các thông tin yêu cầu hay dữ liệu đã được tiến hành xử lý. Cuối cùng web server sẽ phản hồi lại khách hàng cụ thể những thông tin đã được yêu cầu ban đầu. Và các thông tin này sẽ xuất hiện trên màn hình của người dùng giúp người dùng giải đáp thắc mắc hiệu quả. 

III. Ưu và nhược điểm của Web app

1. Ưu điểm Web App

Trải nghiệm người dùng tốt – Được thiết kế để mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Sẽ dễ dàng và tốn ít chi phí cho việc làm hệ thống trên web với nhiều nền tảng và nhiều kích thước màn hình khác nhau.

Truy cập linh hoạt – Nhân viên có thể làm bất cứ ở đâu có Internet.

Đăng nhập an toàn cho Clients – Gây ấn tượng với khách hàng bằng giao diện web hiện đại. Cải thiện dịch vụ khách hàng bằng quy trình tự động.

Thiết lập dễ dàng – Sẽ mất vài phút để thiết lập một user mới. Cung cấp URL, username và password.

Luôn được cập nhật – Vì mọi người đều truy cập cùng một phiên bản của web app thông qua một URL. Họ sẽ luôn truy cập vào phiên bản cập nhật của phần mềm.

Tăng dung lượng lưu trữ – Với tính khả dụng của Cloud. Không gian lưu trữ hầu như là vô hạn.

2. Nhược điểm Web App

Phụ thuộc vào Internet: Mặc dù truy cập Internet 4G và Wifi nhưng nếu vô tình mất kết nối thì sẽ không thể truy cập Web App.

Tốc độ bị giảm: Có khả năng Web App sẽ hoạt động với tốc độ chậm hơn so với ứng dụng trên server cục bộ.

Hỗ trợ trình duyệt: Rất tiếc rằng không phải tất cả chúng ta đều sử dụng một trình duyệt. Điều này nghĩa là trong quá trình phát triển cần đảm bảo app của mình được hỗ trợ trên nhiều trình duyệt.

Bảo mật: Nhiều người cho rằng dữ liệu sẽ kém an toàn hơn trong Cloud. Việc sử dụng HTTPS giúp truy cập App của bạn an toàn hơn.

HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT

Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
5 Khóa Học Chứng Chỉ Bảo Mật AWS Đáng Theo Đuổi Nhất

Khám phá 5 khóa học hàng đầu giúp bạn đạt chứng chỉ bảo mật AWS, từ cơ bản đến nâng cao. Tìm hiểu mẹo học hiệu quả và câu trả lời cho các...

Chứng Chỉ AWS Là Gì? 10 Loại Phổ Biến Và Lộ Trình Thi Hiệu Quả

Tìm hiểu chứng chỉ AWS là gì, khám phá 10 loại chứng chỉ AWS phổ biến và lộ trình thi hiệu quả để nâng cao kỹ năng công nghệ đám mây. Đọc...

Cách Trở Thành Cloud Architect Với 4 Bước Cơ Bản

Tìm hiểu cách trở thành cloud architect với 4 bước cơ bản: từ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm đến chứng chỉ. Khám phá vai trò, trách nhiệm...

10 Chứng Chỉ Cloud Giúp Thăng Tiến Sự Nghiệp IT

Khám phá 10 chứng chỉ cloud hàng đầu giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp IT. Tìm hiểu lợi ích, nội dung và cách đạt được các chứng chỉ...

10 Chứng Chỉ Google Cloud Cho Sự Nghiệp Phát Triển

Khám phá 10 chứng chỉ Google Cloud giúp bạn nâng cao kỹ năng, thăng tiến sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đám mây. Tìm hiểu lợi ích và...

Làm Nổi Bật Kỹ Năng Software Developer Trong CV

Học cách làm nổi bật kỹ năng Software Developer trong CV với mẹo tùy chỉnh, từ khóa ATS, và dự án thực tế để gây ấn tượng nhà tuyển dụng.