Nhờ có tinh thần minh mẫn cầu tiến, chịu khó tìm tòi và học hỏi, bạn trẻ cũng thích ứng với công việc một cách dễ dàng hơn.
Data Analyst - nghề của thời đại số
Trước khi đi sâu vào phân tích điểm thu hút của nghề Data Analyst trong giới trẻ, bài viết sẽ giải thích thêm về khái niệm của “hot job” này.
Theo tiếng Việt, tên gọi của chức danh Data Analyst được dịch sát với nghĩa là Chuyên viên phân tích dữ liệu - công việc tập trung vào việc thu thập, khai thác và xử lý bộ dữ liệu Big Data để đưa ra kết quả quan sát, phát hiện cơ hội tiềm ẩn và nhận định về tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp.
Sự ra đời của khái niệm “thời đại số” còn cho thấy số liệu - data đang thống lĩnh mọi khía cạnh của cuộc sống. Data được thu thập trên mạng xã hội, website, ứng dụng nhắn tin hoặc qua phiếu khảo sát và ý kiến khách hàng. Những doanh nghiệp nhạy bén hiểu rằng người tiêu dùng hiếm khi thay đổi nhận thức, và có nhu cầu khác nhau. Do đó, Data Analyst giúp lãnh đạo của doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực tế để đưa ra quyết định sáng suốt và đúng đắn.
“Với khối lượng lớn dữ liệu như vậy, cần có ít nhất một người có khả năng tổng hợp, phân tích, và diễn giải số liệu ra những thông tin súc tích và thiết thực nhất cho tổ chức - doanh nghiệp của mình phát triển theo đúng hướng. Ngay cả lãnh đạo nhà nước cũng cần Data Analyst để giải đáp bộ số liệu quốc gia nhằm có chính sách đúng đắn cho toàn dân (chúng ta đang chứng kiến điều này qua sự kiện COVID-19 trên khắp thế giới)”, Chi Nguyễn (Chuyên viên phân tích dữ liệu tại Penn State University) chia sẻ.
Lợi thế của nghề Data Analyst
Trong khi Data Analyst là một trong những vị trí có tầm quan trọng trong doanh nghiệp, thì nghề này cũng thu hút mạnh mẽ đối với các nhân tài trẻ.
1. Khởi đầu nhanh và đơn giản hơn so với các vị trí khác
Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường hoặc vừa chập chững tìm việc có mong muốn tự nhiên là làm việc trong ngành IT - một trong những lĩnh vực “màu mỡ” để phát triển cơ hội nghề nghiệp. Bên cạnh đó, công việc phân tích dữ liệu cũng có nhiều “đất” để họ thoả thích phát huy tài năng, thăng tiến nhanh chóng và khả năng kể câu chuyện đằng sau những con số.
2. Một trong những ngành cần nhân lực trong tương lai:
Công nghệ thông tin (IT) nằm trong danh sách những ngành đang thiếu hụt nhân sự. Nhiều nhà tuyển dụng vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm ứng viên có chuyên môn phù hợp. Vì thế nên thế hệ trẻ được kỳ vọng đáp ứng những nhu cầu khắt khe của thị trường tuyển dụng, và chuẩn bị trước những kỹ năng cần thiết để không bỡ ngỡ khi ứng tuyển.
3. Tiềm năng của phạm vi hẹp:
Vì còn khá mới tại châu Á, ngành công nghệ thông tin mở rộng cánh cửa chào đón người trẻ có năng lực phát triển trong công việc và khao khát thành công. Hơn thế nữa, sinh viên có thể tập trung vào một thị trường ngách (ví dụ: Phân tích mô tả, Phân tích dự đoán và Thống kê mô tả) nhằm sở hữu lợi thế cạnh tranh.
Nếu bạn tự tin về toán học và thống kê, nghề Phân tích dữ liệu sẽ cho phép bạn nâng cao kỹ năng của mình về thống kê ứng dụng, đại số tuyến tính, phân tích thực, phân tích số và lý thuyết đồ thị.
4. Lương cạnh tranh:
Ước tính từ nay đến năm 2020, lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 240.000 lao động, tương đương mỗi năm cần 80.000 người. Thế nhưng, mỗi năm chỉ có khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin (và các ngành có liên quan). Chính vì sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng, Phân tích dữ liệu được xem là một trong những ngành “top of mind” của giới trẻ hiện nay.
5. Cơ hội đa ngành:
Chọn nghề Phân tích dữ liệu, giới trẻ có cơ hội mở rộng ngành nghề phù hợp với kỹ năng và sở thích của mình, đáp ứng được yêu cầu về tối ưu chi phí và hiệu quả của nhiều ngành từ chăm sóc sức khỏe, sản xuất, giáo dục đến truyền thông, bán lẻ và thậm chí là bất động sản.
Các thương hiệu nổi tiếng như Software AG, Oracle Corporation, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào các công ty phần mềm chuyên về Phân tích Quản lý Dữ liệu, làm tăng nhu cầu tìm kiếm chuyên gia trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, đây là vị trí có nhiệm vụ hỗ trợ cấp quản lý cao nhất của một tổ chức - doanh nghiệp, những người sẽ phụ thuộc vào kết quả được phân tích của Data để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.
Chuyên viên Phân tích Dữ liệu còn có quyền truy cập vào các kênh chuyển đổi, giúp các thương hiệu thực hiện chiến thuật tiếp thị được cá nhân hóa để xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Đặc biệt đối với các công ty B2B, vị trí này còn cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng nhằm loại bỏ rủi ro phỏng đoán và xây dựng trải nghiệm hướng tới người dùng.
Nguồn: Internet