Tìm bài viết phù hợp

So sánh các bước kiểm định sản phẩm QA, QC và Testing

12/11/20 11:32

Đối với một số doanh nghiệp thì chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Ngoài ra, người tiêu dùng vẫn có xu hướng chọn sản phẩm có chất lượng cao, tiện lợi và an toàn cho cuộc sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số người dùng, sản phẩm được kiểm định chặt chẽ qua các bước như Đảm bảo chất lượng, Kiểm soát chất lượngKiểm thử phần mềm.

Sự khác nhau giữa QA, QC và Testing.

Các bước kiểm định chất lượng sản phẩm có mối liên hệ tương quan, được định nghĩa giống nhau trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, các bước này có một số điểm khác biệt mà bạn nên xác định rõ để tránh bối rối và phân biệt cụ thể hơn trong quá trình thực hiện.

QA, QC và Testing

Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng)

Quality Control (Kiểm soát chất lượng)

Testing (Kiểm thử phần mềm)

QA bao gồm hoạt động xác thực, giám sát và quản lý tiến trình, quy trình hoặc tiêu chuẩn của phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng.

QC bao gồm hoạt động xem xét chất lượng của phần mềm nhằm đáp ứng những quy định của tài liệu (nếu có trong một số trường hợp) hoặc hướng dẫn.

Testing bao gồm hoạt động kiểm tra và xác định lỗi/ bug/ khiếm khuyết của phần mềm.

Tập trung vào tiến trình và quy trình nhiều hơn so với tiến hành thử nghiệm thực tế trên hệ thống. 

Tập trung vào hoạt động kiểm soát chất lượng thực tế thông qua quy trình xác định lỗi/ bug/ khiếm khuyết của phần mềm. 

Tập trung vào hoạt động kiểm thử phần mềm.

Hoạt động có kế hoạch theo quy trình.

Hoạt động theo định hướng sản phẩm.

Hoạt động theo định hướng sản phẩm.

Hoạt động ngăn ngừa lỗi.

Quy trình sửa chữa lỗi.

Quy trình ngăn ngừa lỗi.

Tập hợp con của vòng đời phát triển phần mềm (SDLC)

Tập hợp con của Quality Assurance.

Tập hợp con của Quality Control.

Audit và Inspection

Audit (hay còn gọi là Kiểm toán) là quá trình đánh giá khả năng tuân thủ tiêu chuẩn, quy định của một tổ chức một cách có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản. Theo IEEE - viện kỹ sư điện và điện tử toàn cầu, kiểm toán là quy trình quan trọng được các tổ chức thực hiện dựa trên văn bản chứng nhận nhằm đánh giá khách quan về việc đáp ứng quy định của một công ty. Các loại hình kiểm toán bao gồm Legal Compliance Audit (Kiểm toán tuân thủ pháp luật), Internal Audit (Kiểm toán nội bộ) và System Audit (Kiểm toán hệ thống).

Inspection (còn gọi là Kiểm duyệt) là hình thức kiểm tra trực quan hiện đại, mang lại độ chính xác và truy xuất nguồn gốc cao cho các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm các đánh giá kỹ thuật chính thức hoặc không chính thức. Theo IEEE94, các yêu cầu, thiết kế hoặc mã phần mềm được kiểm tra chi tiết bởi một người hoặc một nhóm không phải tác giả để phát hiện lỗi, vi phạm trong tiêu chuẩn phát triển và vấn đề khác. Hội nghị kiểm tra chính thức có thể bao gồm các quy trình sau: Planning (Lập kế hoạch), Overview (Chuẩn bị Tổng quan), Inspection Meeting (Họp Kiểm tra), Rework (Lặp lại công việc) và Follow-up (Theo dõi).

Testing và Debugging

Testing (còn gọi là Kiểm thử phần mềm) là quá trình xác định lỗi/ bug/ khuyết điểm của phần mềm mà không tiến hành sửa lỗi. Thông thường, lỗi bug được tìm ra bởi các chuyên gia có chuyên môn cao trong việc kiểm soát chất lượng.

Debugging (còn gọi là Gỡ lỗi) là quá trình tìm kiếm, cô lập và sửa lỗi phần mềm. Khi phát hiện lỗi bug, lập trình viên sẽ tiến hành khắc phục và gỡ lỗi trong chương trình. Là một phần của White Box Testing (Kiểm thử hộp trắng) hoặc Unit Testing (Kiểm thử đơn vị), quá trình gỡ lỗi có thể được thực hiện trong giai đoạn phát triển, song song với tiến hành Kiểm thử đơn vị hoặc trong giai đoạn sửa chữa sau khi phát hiện lỗi phần mềm.

Nguồn: Internet

 

HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT

Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
IT Outsourcing Là Gì? Có Gì Khác So Với IT Product?

IT Outsourcing là một khái niệm phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ IT Outsourcing là gì và nó...

Sự Khác Biệt Giữa CTO (Giám đốc Công Nghệ) và CAIO (Giám đốc Trí Tuệ Nhân Tạo)

Trong bối cảnh Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang bùng nổ và định hình lại tương lai của mọi ngành nghề, vị trí Giám đốc Trí tuệ Nhân Tạo (CAIO)...

5 Hướng Đi Cho Dân IT: Không Chỉ Là Lập Trình Viên

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang bùng nổ, kéo theo sự gia tăng của những cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Dù "lập trình...

ChatGPT: Phiên Bản GPT-4o Có Gì Mới?

Ngày 14/05/2024, OpenAI đã chính thức ra mắt phiên bản mới nhất của ChatGPT, đó là GPT-4o (“o” là từ viết tắt cho “omni”). Cùng HR1Tech...

7 Creative Marketing Campaigns Using AR, VR

Let HR1Tech to give you a look at 7 creative marketing campaigns using AR, VR that have been developed and deployed by big brands around...

Top 3 Lý Do Khiến Tuổi Nghề IT Tại Việt Nam Thường Là 35

Ngành công nghệ thông tin (IT) ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng lớn lao động trẻ và tài năng. Tuy nhiên, một...