Tìm bài viết phù hợp

Full Stack Developer: 5 Điều Quan Trọng Cần Biết.

16/09/21 08:15

Các cá nhân và tổ chức ngày càng dành nhiều thời gian trên Internet nhiều hơn. Vì thế, nhu cầu đối với vị trí developer, đặc biệt là Full-stack Developer cũng tăng lên nhằm mục đích  xây dựng những sân chơi trực tuyến, giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn.

Vậy một Full Stack Developer tại Việt Nam kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy cùng HR1Tech tìm hiểu nhé!

 

1. Full-Stack Developer là gì?

Full Stack Developer là những lập trình viên có thể làm những công việc của cả Front-End và Back-End. Họ được gọi là những lập trình viên đa năng, có thể một mình phụ trách tất cả công việc trong một dự án, ngoại trừ phần thiết kế thường có người khác thực hiện.

 

2. Vì sao cần có Full Stack Developer?

Hiện nay, nhu cầu đối với Full Stack Developer lớn vì những lý do sau đây:

-Thứ nhất Full Stack Developer giúp tất cả các thành phần của trang web hay ứng dụng vận hành trơn tru.

-Thứ hai Full Stack Developer có thể hỗ trợ toàn diện cho mọi người trong nhóm, giảm thiểu thời gian và chi phí giao tiếp giữa các nhóm Front-End và Back-End.

-Thứ ba với khả năng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau của Full Stack Developer, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được phần lớn chi phí hoạt động.

3. Cần học những gì để trở thành Full Stack Developer?

Full Stack Developer có thể xử lý nhuần nhuyễn những công việc liên quan đến cơ sở dữ liệu, đảm bảo giao diện web hướng đến người dùng thậm chí là làm việc với khách hàng từ giai đoạn thiết lập dự án.

Một Full Stack Developer không cần thiết phải thành thạo tất cả công nghệ. Tuy nhiên họ cần biết cách sử dụng những phần mềm cần thiết để có thể thao tác trên cả client và server, đồng thời cần hiểu rõ những gì đang xảy ra trong quá trình phát triển web hay ứng dụng.

Sau đây là những kiến thức mà Full Stack Developer cần trang bị cho mình:

3. 1 Kiến thức về front-end

Full Stack Developer cần thành thạo các kiến thức front-end quan trọng gồm

  • HTML5
  • CSS3
  • JavaScript. 

Đồng thời, họ phải nắm vững kiến thức về

  •  jQuery
  •  LESS
  • Angular
  • React Js.

 

3.2. Kiến thức về back-end

Kiến thức back-end gồm có hai phần. 

  • Ngôn ngữ phát triển Java, PHP, Python, Ruby ... 
  • Database (cơ sở dữ liệu) & cache (cơ chế lưu trữ)

- Database có MySQL, MongoDB, Oracle, SQL Serve Cơ chế lưu trữ có varnish, Memcached, Redis.

3.3. Có kiến thức thiết kế cơ bản

Mặc dù Full Stack Developer không trực tiếp thực hiện việc thiết kế nhưng họ cần hiểu được các nguyên tắc thiết kế cơ bản và thiết kế UI/UX.

3.4. Kiến thức về server

Để thực hiện những công việc liên quan đến quản trị máy chủ, Full Stack Developer cần có kiến thức về xử lý máy chủ Apache hoặc Nginx và có nền tảng Linux tốt.

3.5. Hệ thống kiểm soát phiên bản (VCS)

Hệ thống kiểm soát phiên bản (VCS) giúp các Full Stack Developer theo dõi toàn bộ những thay đổi được thực hiện trong mã nguồn của trang web hay ứng dụng. Còn kiến thức về Git giúp họ biết cách lấy mã mới nhất, cập nhật mã và thay đổi mã của những người khác mà không phá vỡ ứng dụng.

3.6. Kiến thức về API

Các kiến thức về web service hoặc API cũng vô cùng quan trọng đối với các Full Stack Developer. Trong đó kiến thức về tạo và sử dụng Rest & Soap nhận được kỳ vọng rất lớn từ các lập trình viên.

3.7. Những kiến thức khác

Ngoài những kiến thức kể trên thì Full Stack Developer còn phải trang bị thêm những kiến thức khác như là:

- Khả năng viết unit test

- Hiểu rõ các quy trình tự động để thiết lập quá trình kiểm thử, document và deploy.

- Hiểu rõ các vấn đề bảo mật.

- Có kiến thức về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu.

 

4.  Full Stack Developer thường làm những việc gì?

Thông thường Full Stack Developer sẽ đảm nhận những công việc như sau:

  1. Cụ thể hóa yêu cầu người dùng vào kiến trúc tổng thể và triển khai các hệ thống mới cho trang web hoặc ứng dụng.
  2. Chịu trách nhiệm quản lý dự án và làm việc với khách hàng
  3. Thực hiện các công việc liên quan đến Back-End như viết code bằng các ngôn ngữ PHP, Ruby, Python, Java.
  4. Thực hiện các công việc liên quan đến Front-End như viết code bằng HTML và JavaScript.
  5. Tạo và xử lý các lỗi truy vấn trong cơ sở dữ liệu.
  6. Viết mã kiểm thử để xác định các ứng dụng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
  7. Giám sát hiệu suất hoạt động của ứng dụng và cơ sở hạ tầng của trang web.
  8. Khắc phục các sự cố về độ phân giải web nhanh chóng và chính xác.

 

5. Mức lương của Full Stack Developer là bao nhiêu?

Theo kết quả khảo sát thì mức lương của Full Stack Developer trên thế giới vào khoảng 54.000$/năm (tương đương $4.500/tháng). 

Tại Việt Nam, mức lương của Full Stack Developer nằm trong khoảng 17,900,000 VNĐ/tháng. Đây là mức lương trung bình và thay đổi dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng hoặc vị trí.  

 

Theo Salary Explore (website chuyên so sánh, phân tích mức lương các ngành nghề), r, kinh nghiệm và kỹ năng là yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương, càng nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn càng cao  thì mức lương của bạn càng hấp dẫn. . 

 

Trên đây là những thông tin về Full Stack Developer và mức lương của Full Stack Developer tại Việt Nam và thế giới. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho con đường trở thành một Full Stack Developer thành công!

HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT

Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
IT Outsourcing Là Gì? Có Gì Khác So Với IT Product?

IT Outsourcing là một khái niệm phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ IT Outsourcing là gì và nó...

Sự Khác Biệt Giữa CTO (Giám đốc Công Nghệ) và CAIO (Giám đốc Trí Tuệ Nhân Tạo)

Trong bối cảnh Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang bùng nổ và định hình lại tương lai của mọi ngành nghề, vị trí Giám đốc Trí tuệ Nhân Tạo (CAIO)...

5 Hướng Đi Cho Dân IT: Không Chỉ Là Lập Trình Viên

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang bùng nổ, kéo theo sự gia tăng của những cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Dù "lập trình...

ChatGPT: Phiên Bản GPT-4o Có Gì Mới?

Ngày 14/05/2024, OpenAI đã chính thức ra mắt phiên bản mới nhất của ChatGPT, đó là GPT-4o (“o” là từ viết tắt cho “omni”). Cùng HR1Tech...

7 Creative Marketing Campaigns Using AR, VR

Let HR1Tech to give you a look at 7 creative marketing campaigns using AR, VR that have been developed and deployed by big brands around...

Top 3 Lý Do Khiến Tuổi Nghề IT Tại Việt Nam Thường Là 35

Ngành công nghệ thông tin (IT) ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng lớn lao động trẻ và tài năng. Tuy nhiên, một...