Với thời đại công nghệ số như hiện nay đòi hỏi việc phát triển phần mềm cần nhanh chóng, chính xác, tối ưu. Do vậy để đáp ứng sự thay đổi của thị trường, nhiều mô hình trong ngành phát triển phần mềm ra đời với những cải tiến vượt bậc mang lại hiệu quả cao.
Vậy DevOps là gì? Hãy cùng làm rõ qua bài viết dưới đây.
DevOps là gì?
DevOps được ghép bởi 2 từ tiếng anh Development (Dev) và Operations (Ops). Nghĩa là có sự kết hợp giữa kỹ sư phát triển phần mềm với bộ phận Operator để rút ngắn quá trình phát triển sản phẩm.
DevOps thực chất không phải là một tool hỗ trợ làm việc mà chính là sự tổng hợp của các nguyên lý, thực tiễn, quy trình cùng các tool và mang lại sự tự động hóa trong lập trình, chuyển giao phần mềm
DevOps khác gì so với các hình thức trước đây?
Xét về mục tiêu công việc:
Theo cách làm truyền thống thì Bộ phận Dev (Development) và Operations làm việc độc lập với những mục tiêu công việc khác nhau.
- Dev có mục đích là xây dựng function (chức năng) đúng với requirement (yêu cầu) của khách hàng một cách nhanh chóng.
- Ops có mục đích tạo ra một hệ thống ổn định trong vận hành.
Trong một số trường hợp, hai mục tiêu này có sự xung đột:
- Function chạy tốt lúc release nhưng sau một thời gian phát sinh ra nhiều lỗi hoặc tốc độ chậm.
- Sản phẩm chú trọng nhiều về maintain system khiến kéo dài thời gian ra mắt.
DevOps là sự kết hợp hài hòa giữa Development (phát triển) và Operation để đi tới cùng một mục tiêu
- Fast time – to market (TTM): Code (lập trình) nhanh, deploy (triển khai) nhanh.
- Few production failures: Có nghĩa là đảm bảo tính ổn định từ đầu.
- Immediate recovery from failures: Nếu có xảy ra lỗi thì với 1 team đầy đủ như thế sẽ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân để khắc phục lỗi ngay lập tức.
Điều này đòi hỏi cả Dev và Operations phải làm việc cùng nhau, thống nhất trong mục tiêu, sử dụng các công cụ phù hợp (track-tools) để kiểm tra tốc độ và sự ổn định của sản phẩm và mang lại sản phẩm hoàn hảo.
Quy Trình làm Việc
Thông thường các công ty sẽ sử dụng mô hình làm việc truyền thống Traditional Silos với các bước sau:
Nguồn ảnh: HR1Tech
Với mô hình trên, chúng ta thấy khi Dev hoàn thành việc lập trình (code) sẽ đưa sang bộ phận kiểm thử (QA test). QA sẽ có nhiệm vụ phát hiện bug và đưa cho Dev fix lại & chuyển lại cho QA test lần cuối.
Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi sản phẩm không còn lỗi (bug) và được chuyển qua bộ phận vận hành (Operation) để deploy code lên môi trường tương ứng.
Sau khi công đoạn kể trên hoàn tất, QA sẽ test lại lần nữa. Nếu lúc này phát hiện bug sẽ có thể do 2 nguyên nhân:
NN1: Code của dev viết sai
NN2: Operation deploy sai.
Như vậy, có thể thấy, mô hình làm việc truyền thống có những nhược điểm nhất định:
- Mất thời gian vì tìm kiếm nguyên nhân lỗi
- Các bộ phận nghi ngờ lẫn nhau
- Hiệu quả không cao
- Tốn kém chi phí.
Còn với một quy trình của DevOps, QA và Operations là 1 team thống nhất cùng làm 1 sản phẩm, và sử dụng các công cụ để tạo ra hệ thống Automation từ khâu lập trình (build code), kiểm thử (test) cho đến khâu triển khai (deploy).
Trong trường hợp có lỗi (bug) thì cũng nhanh chóng revert lại version cũ, cùng nhau tìm hiểu chính xác nguyên nhân là gì, fix bug rồi deploy code mới lên lại.
Có thể nói, DevOps ra đời giúp cho việc tối ưu hóa chu trình phát triển phần mềm, đảm bảo phần mềm được release nhanh chóng và thường xuyên hơn.
Lợi ích của DevOps là gì?
Cùng với phương pháp Agile, DevOps giúp hoàn thiện việc chuyển đổi quy trình phát triển và vận hành phần mềm một cách bài bản, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nguồn ảnh: SkyWell Software
DevOps giúp tạo ra sản phẩm nhanh hơn
Những lợi ích của DevOps gồm:
- Tăng cường sự liên kết giữa nhóm phát triển và vận hành. Đồng thời nâng cao khả năng làm việc liên chức năng.
- Gia tăng tốc độ release thường xuyên để cải tiến sản phẩm nhanh chóng và cho ra mắt các feature trong thời gian ngắn nhất cũng như fix bug kịp thời, phục vụ người dùng, phù hợp với thị trường và dễ dàng điều chỉnh hiệu quả kinh doanh.
- Tận dụng các công cụ tự động hóa, hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ thất bại, nâng cao độ tin cậy.
- Phục hồi sản phẩm nhanh hơn khi phát sinh lỗi.
- Dễ dàng quản lý hệ thống phức tạp hay có thể mở rộng quy mô, nâng cấp môi trường thuận lợi hơn.
- DevOps giúp di chuyển mà không chịu tổn thất về mặt bảo mật bởi những chính sách, kiểm soát và phương pháp quản lý configuration.
DevOps là làm gì?
Mục đích của DevOps là cải thiện khả năng xây dựng phần mềm nhanh chóng. Sau đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường.
DevOps cần thực hiện các công việc sau:
- CI (Continuous Integration): Đây là hình thức trong quá trình phát triển phần mềm. Developer phải merge code của họ thường xuyên và chạy auto test với mục đích để detect các vấn đề khi merge code. Công đoạn CI thường được tự động hóa, và hỗ trợ bởi CI Server. Trường hợp khi developer commit source code thay đổi của họ lên, CI Server sẽ tự động nhận diện sự thay đổi và bắt đầu build, test source code. Quá trình này xảy ra nhiều lần trong 1 ngày và nếu có vấn đề, CI serve sẽ hiển thị thông báo. CI giúp developer có thói quen tốt là thường xuyên commit để viết ra những đoạn code đơn giản và chuẩn. Mục tiêu của CI chính là tìm bug nhanh hơn, cải tiến phần mềm, giảm thiểu thời gian để cho ra đời các bản update mới nhanh nhất.
- CD (Continuous Deployment): Chính là practice đảm bảo code thay đổi được deploy liên tục lên sản phẩm. Điều này có nghĩa là khi bạn pull bản build mới nhất hoặc tìm repo mới nhất đã được test và đã được tiến hành deploy trên production. CD chính là cách tăng tốc quá trình deploy sản phẩm một cách liên tục nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng.
- Xây dựng kiến trúc (Infrastructure as code) là phương thức giúp cho việc quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản phẩm. Với “xây dựng kiến trúc”, thay vì việc thực hiện thủ công theo manual thì bạn có thể viết code và chạy một cách tự động. IaC sẽ giúp cho việc tạo và quản lý resource đúng tiêu chuẩn. Mọi việc được thực hiện tự động hóa nên hoàn toàn không có những sai sót như việc thực hiện bằng tay. Ngoài ra IaC khá linh hoạt nên cho phép thực hiện sự thay đổi giống nhau trên nhiều host hoặc sử dụng lại khi bạn cần.
- Communication và Collaboration: Đây là các yếu tố giúp cho doanh nghiệp phát triển, cũng như là yếu tố để đánh giá DevOps.Các nhân tố này đem lại quá trình phát triển, vận hành và các team khác tiến gần với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm các việc làm DevOps Engineer <<<
Nguồn: Học Viện Agile
HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT
Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com