Tìm bài viết phù hợp

DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐÃ TRÚNG TUYỂN PHỎNG VẤN TÌM VIỆC

22/03/22 06:26

Nhà tuyển dụng ít khi trao đổi thẳng thắn tất cả suy nghĩ, đánh giá của mình với ứng viên. Họ sẽ hoặc vô tình hoặc ngầm đưa ra các dấu hiệu mà nếu là người thông minh, tinh tế ứng viên sẽ nhận biết được thông qua sự quan sát, nắm bắt.
Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của HR1TECH để nhận biết những dấu hiệu của một cuộc phỏng vấn thành công, bạn đã tạo được lòng tin của nhà tuyển dụng và sẵn sàng cho một khởi đầu tốt đẹp.

1/ Thái độ, cách cư xử của người phỏng vấn

Thái độ của người phỏng vấn là một dấu hiệu khá cụ thể để nhận biết dấu hiệu PASS hay FAIL về cuộc phỏng vấn của mình. Bạn có thể nhận ra điều đó ở ánh mắt, nụ cười, thái độ và những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu nhà tuyển dụng đề nghị bạn cung cấp thêm thông tin các nhân và họ dành khá nhiều thời gian để giải đáp những thắc mắc của bạn thì điều đó chứng tỏ họ muốn khai thác khả năng của bạn hoặc tạo điều kiện để bạn hiểu hơn về cơ quan của họ. Xin chúc mừng bạn đã chiếm một vị trí nào đó trong “đôi mắt xanh” của nhà tuyển dụng rồi nhé.

2/ Thảo luận về mức lương kỳ vọng của bạn

Khi bạn được hỏi những câu hỏi có liên quan đến mức lương mong muốn, nghĩa là bạn đã bước 1 bước gần hơn với công việc mà bạn ứng tuyển. Khi nhà tuyển dụng trao đổi về kỳ vọng mức lương của bạn tức là họ đang nghiêm túc xem xét việc hồ sơ ứng tuyển của bạn.

3/ Người phỏng vấn chia sẻ chi tiết về văn hóa công ty

Bên cạnh việc người phỏng vấn khai thác thêm nhiều thông tin từ bạn thì việc họ chia sẻ cụ thể hơn về văn hóa công ty là tín hiệu đáng mừng. Các thông tin đó thường là quy trình trao đổi và bàn giao công việc sẽ diễn ra như thế nào, chế độ phúc lợi và các hoạt động bổ trợ tinh thần của công ty ra sao,… Những thông tin cho thấy nhà tuyển dụng đang cố gắng chia sẻ những mặt tốt của công ty với bạn đều là những tín hiệu đáng mừng. Bạn có thể xem đây là dấu hiệu tích cực của buổi phỏng vấn.

4/ Định hướng công việc cho ứng viên

Đây là phần thông tin đa phần nhà tuyển dụng sẽ dành cho ứng viên được đánh giá là tiềm năng. Trong đó, người phỏng vấn và có thể là quản lý của bạn trong tương lai, sẽ chia sẻ về quá trình làm việc với lĩnh vực này như thế nào, lộ trình nghề nghiệp của vị trí này ra sao,…Khi nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ thời gian để tư vấn và chia sẻ cho bạn những vấn đề này thì khả năng bạn được nhận vào làm cũng được gia tăng đáng kể. 

Nếu bạn sắp phải tham gia một cuộc phỏng vấn thì nên nắm rõ một số dấu hiệu phỏng vấn thành công trên để tìm câu trả lời cho mình. Học cách quan sát, nắm bắt và đánh giá đối phương cũng là một kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá ứng viên đơn thuần qua các tiêu chí như học vấn, kinh nghiệm và phong cách bên ngoài… mà còn ngầm để ý xem liệu ứng viên tiềm năng của họ có phải là người giỏi quan sát và hiểu ý người khác hay không. Để có được kết quả tốt, bạn cần chuẩn bị chu đáo và tự rèn luyện cho bản thân ngày càng hoàn thiện hơn để nắm bắt mọi cơ hội.

HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT

Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
10 Chứng Chỉ Google Cloud Cho Sự Nghiệp Phát Triển

Khám phá 10 chứng chỉ Google Cloud giúp bạn nâng cao kỹ năng, thăng tiến sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đám mây. Tìm hiểu lợi ích và...

Làm Nổi Bật Kỹ Năng Software Developer Trong CV

Học cách làm nổi bật kỹ năng Software Developer trong CV với mẹo tùy chỉnh, từ khóa ATS, và dự án thực tế để gây ấn tượng nhà tuyển dụng.

6 Cách Cải Thiện Kỹ Năng Software Developer

Khám phá 6 cách cải thiện kỹ năng Software Developer qua khóa học, coding, và xu hướng công nghệ để thành chuyên gia ngành phát triển...

10 Kỹ Năng Dành Cho Software Developer

Khám phá 10 kỹ năng quan trọng dành cho Software Developer để thành công trong phát triển phần mềm. Tìm hiểu vai trò và danh sách kỹ năng...

So Sánh Software Developer Và Web Developer

Tìm hiểu sự khác biệt giữa software developer và web developer: công việc, kỹ năng, triển vọng nghề nghiệp. Khám phá nghề nào phù hợp với...

Khác Biệt Giữa Software Engineer Và Software Developer

Khám phá sự khác biệt giữa software engineer và software developer qua vai trò, kỹ năng, lộ trình nghề nghiệp!