Blockchain (chuỗi khối) là một khái niệm phức tạp, chúng ta hãy cùng đi từng bước một để tìm hiểu về khái niệm này.
Công nghệ Blockchain được đưa ra vào năm 1991 bởi 2 nhà nghiên cứu Stuart Haber và W.Scott Tornetta. Họ muốn nghiên cứu hệ thống bảo mật tài liệu để tránh tài liệu bị can thiệp sửa đổi. Tuy nhiên mãi đến năm 2009 khi đồng tiền số Bitcoin ra đời, Blockchain mới có sự ứng dụng thực tế.
Một blockchain giống như một cơ sở dữ liệu. Nơi chứa toàn bộ thông tin về các dữ liệu nhất định nào đó. Trong khi các cơ sở dữ liệu tổ chức thông tin thành các bảng biểu, thì blockchain lại tổ chức dữ liệu thành các khối. Các khối được nối với nhau liên tiếp để tạo ra một chuỗi nên người ta gọi là blockchain.
Điều đặc biệt là một khi các dữ liệu đã được đưa vào một trong các khối của blockchain thì nó không có cách nào có thể thay đổi được. Đây là cơ chế để đảm bảo cho mô hình quản lý phi tập trung.
Tính toàn vẹn:
Công nghệ này được xây dựng để đảm bảo sự toàn vẹn và tin cậy. Các khối luôn được thêm vào một cách tuần tự và tuyến tính. Khối mới luôn luôn được thêm vào vị trí cuối cùng của khối hiện tại. Mỗi khi một khối được thêm vào, việc đi ngược lại khối cũ và thay đổi gần như bất khả thi vì cần phải đạt được sự đồng thuận của các máy tính tham gia mạng này.
Dữ liệu trong chuỗi khối chứa thông tin về Hash của nó và thông tin về Hash của khối trước đó cùng với một nhãn thời gian. (Xem lại bài về RSA và Hash ở đây)
Do đó giả sử bạn muốn quay lại sửa một dữ liệu nào đó ở khối thứ K, bạn phải thay đổi các khối sau đó từ K+1 tới N vì lúc này giá trị Hash và Timestamp ở các khối đã thay đổi do khối liền trước đó thay đổi.
Decentralization: Tính phi tập trung
Để hiểu rõ hơn về blockchain, ta hãy nói về Bitcoin, một loại tiền số sử dụng công nghệ blockchain. Trong khi hệ thống database truyền thống cần server lưu trữ dữ liệu, Bitcoin cần tập hợp các máy tính lưu trữ thông tin về blockchain. Chuỗi khối này chứa toàn bộ các giao dịch mà đồng tiền này đã thực hiện. Hệ thống máy tính quản trị khối này nằm rải rác trên toàn thế giới chứ không phải là một database tập trung giống như truyền thống. Hệ thống máy tính này cũng thuộc về các cá nhân hay các nhóm khác nhau chứ không phải được quản lý tập trung bởi một công ty nào. Trong mô hình này, việc quản lý dữ liệu hoàn toàn là phi tập trung. Các máy tính trong network này được gọi là các node.
Các node trong mạng sẽ có toàn bộ dữ liệu giao dịch về blockchain này. Khi tham gia vào mạng này, các node nhận thấy sai lệch về dữ liệu sẽ tự động tham chiếu tới hàng ngàn node khác để tìm các dữ liệu đúng và tự sửa sai. Không có một node nào có thể thay thế được dữ liệu trong blockchain. Giả sử một node muốn thay đổi dữ liệu ở khối thứ K, nó buộc phải thay đổi các khối còn lại từ K+1 tới N (N là tổng số khối tới thời điểm hiện tại). Đồng thời node này phải thông báo sự thay đổi này tới toàn bộ các node khác trong mạng. Chuỗi khối mới này chỉ được chấp nhận khi đa số các node mạng chấp nhận sự thay đổi này. Điều này chỉ có thể xảy ra khi hacker có lượng node đủ lớn áp đảo các node đang có để thực hiện điều chỉnh sai dữ liệu. Bởi các node trung thực sẽ kiểm tra cùng nhau và phát hiện ra blockchain giả mạo đang sai và sẽ huỷ bỏ không cập nhật theo blockchain này.
Vậy liệu có nên hack Bitcoin
Như trên đã đề cập, khi bạn muốn thay đổi dữ liệu giao dịch của Bitcoin để đánh cắp tiền, bạn sẽ phải có lượng máy tính đủ lớn để áp đảo mạng. Nhưng khi làm như vậy, bạn đã vô tình cô lập mình ra khỏi cộng đồng vì đồng tiền chỉ có giá trị khi có nhiều người dùng. Nếu bạn hack theo cách đó thì đồng tiền sẽ sụt giá trị và không mang lại ý nghĩa gì cả. Thay vào đó, nếu đầu tư các máy tính tham gia vào mạng này, bạn sẽ được thưởng Bitcoin cho mỗi block được ghi nhận vào khối. Điều này có lợi hơn là tấn công chiếm đoạn Bitcoin.
Transparency: Tính minh bạch
Do bởi tính phi tập trung, bất kì một giao dịch nào của Bitcoin đều có để được biết bởi các máy tính tham gia vào mạng. Mỗi một node sẽ luôn duy trì một bản copy mới nhất của blockchain, chuỗi sẽ được update liên tục khi có một khối mới được xác nhận và thêm vào chuỗi. Điều đó có nghĩa là: bạn có thể theo dõi Bitcoin nhất định trên từng giao dịch để biết đồng tiền đó đi đâu, được tiêu vào mục đích gì.
Ứng dụng của Blockchain
Bên cạnh lĩnh vực tài chính như Bitcoin, Blockchain còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như quản lý nguồn gốc thực phẩm, quản lý hồ sơ y tế, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý bầu cử.
Ưu Điểm |
Nhược Điểm |
Chính xác, trung thực, giảm sai sót con người
|
Tốn chi phí máy tính
|
Tự kiểm tra tính đúng đắn. Cắt giảm chi phí con người tham gia kiểm duyệt
|
Tốc độ giao dịch chậm
|
Phi tập trung, khó làm giả
|
|
Minh bạch
|
|
Đọc Thêm: 11 LĨNH VỰC ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA NGÔN NGỮ PYTHON
Thông Tin Tham Khảo: UniTech
HR1Tech - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Ngành CNTT
Tìm việc và tuyển dụng ngành đa ngành. Khám phá thêm tại: www.hr1jobs.com