Tìm bài viết phù hợp

6 Cách Quản Lý Căng Thẳng Nơi Công Sở

21/05/21 07:15

Căng thẳng có thể xuất phát trực tiếp từ những diễn biến trong công việc: công việc quá khó, quá dễ hoặc quá nhiều. Cấp trên giám sát bạn quá mức và chỉ rình cơ hội để “bắt quả tang”. Các đồng nghiệp không những không chịu thực hiện phần việc của họ mà thậm chí còn đổ lỗi cho bạn. Hoặc một đồng nghiệp tung lời xì xầm về bạn hay thậm chí đe dọa bạn...

Và tất nhiên, cả những căng thẳng từ bên ngoài không gian làm việc cũng có thể tác động tới bạn trong lúc thực thi nhiệm vụ như: một trận cãi vã với bạn đời, con cái thay đổi tâm tính, giá cổ phiếu yêu thích sụt giảm, chú chó cứng sắp qua đời, những cảm xúc khi phải trải qua hội chứng Kẻ mạo danh, bản tính dễ căng thẳng, dễ lo lắng của bạn - thậm chí chỉ một bản tin buổi chiều cũng khiến bạn mất ăn mất ngủ. Ngay cả những sự kiện tích cực cũng gây tác động xấu: bạn sắp kết hôn, sắp mua xe mới hoặc sắp chuyển nhà. 

Lúc này, điều quan trọng chính là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Hãy thử áp dụng những chiến thuật giảm căng thẳng sau để tìm lại cho mình sự thăng bằng tốt nhất, tập trung vào công việc thay vì những vụn vặt cá nhân. 

Cân bằng được cảm xúc và quản lý được căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống sẽ giúp bạn tỉnh táo & tập trung hơn để tiến tới thành công

Nguồn hình: HR1Tech

1. Kiểm soát hội chứng KẺ MẠO DANH

Imposter Syndrome hay hội trứng "Kẻ Mạo Danh" không phải là tình trạng bệnh lý. Đây là tình trạng rối loạn tâm lý ám chỉ một người luôn có cảm giác thành công của mình là giả mạo. Người có hội chứng này luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng với thành công hiện có dù chính bản thân họ đã nỗ lực hết sức để đạt được tới đỉnh cao nào đó của sự nghiệp. Nói một cách đơn giản, người mắc hội chứng này luôn sợ người khác nhận ra mình không tài giỏi như họ nghĩ. 

Hãy đối diện với suy nghĩ thật của bản thân & cân nhắc kỹ xem liệu bạn có phải tuýp người dễ lo lắng dẫn tới khả năng mắc hội chứng nói trên không. Và tư đó, hãy giải phóng bản thân mình khỏi những suy nghĩ không đáng có hoặc đến gặp chuyên gia nếu bạn cảm thấy tình trạng của mình trở nên nghiêm trọng. 

2. Thay đổi & Tách bạch các nhiệm vụ 

Sau khi đã ổn định được tâm lý, xử lý được vấn đề của bản thân, hãy nghĩ tới việc xử trí sự kiểm soát gắt gao của cấp trên hoặc đồng nghiệp. Hãy nói chuyện, làm rõ vấn đề với người cần nói, giải quyết việc cần giải quyết. Phân định rạch ròi các nhiệm vụ theo cách riêng và highlight những gì quan trọng với bạn. 

Nếu có thể hãy thay đổi hoặc đề nghị được thay đổi nhiệm vụ để làm mới mình & làm mới công việc. Nếu vẫn chưa được, hãy nghĩ tới việc chuyển đổi công việc của mình, tìm một chân trời mới. 

Tìm việc làm trong lĩnh vực IT tại đây

3. Giữ vững lập trường

Vì sao bạn bắt đầu công việc của mình hay nhiệm vụ của mình? Vì sao bạn cảm thấy căng thẳng mà vẫn tiếp tục đảm nhiệm nó, tiếp tục cố gắng?

Hãy suy nghĩ về mục đích của bản thân trước khi bắt đầu công việc nào đó một cách nghiêm túc để giữ vững lập trường cá nhân và không từ bỏ. 

4. Buông bỏ những gì ngoài khả năng kiểm soát của bản thân

Một trong những bước quan trọng giúp bạn xử lý được tình trạng căng thẳng cá nhân chinh là chấp nhận sự thật rằng có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Lời khuyên lúc này là hãy tập trung vào những việc mình có thể và để những người có khả năng giải quyết xử lý những gì họ có thể giải quyết. 

5. Đối diện với trường hợp xấu nhất

Hầu hết sự căng thẳng của con người là do sợ hãi những thứ mình không hình dung được hoặc có hình dung được mà không muốn chấp nhận.

Vì vậy, để giải phóng mình khỏi tình huống nãy, hãy nghĩ tới trường hợp xấu nhất trong mọi việc bạn làm. 

Nếu trong tình huống xấu nhất thì sao? Giả sử việc này thất bại thì thế nào?...

Nghĩ tới tình huống xấu nhất không phải để bi quan, không tiếp tục mà để tìm cách khắc phục và tìm ra bài học cho riêng mình mà không sợ hãi. 

6. Tạo niềm vui cho cuộc sống

Hãy rời khỏi chỗ ngồi và đi lại khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hoặc không có hứng làm việc. 

Thay vì "ngồi đồng" trước máy tính hay trong bàn làm việc 8 tiếng liên tục trong tâm trạng đờ đẫn, hãy tạo ra cho mình những khoảng nghỉ ngắn (dù chỉ 10s - 20s). Bạn có thể nghe nhạc, viết ra hoặc ít nhất là lựa chọn làm thứ gì đó mình thích trong quãng nghỉ để tâm trí hồi phục, não bộ được nghỉ ngơi. 

Hy vọng những điều trên đây sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng căng thẳng vốn luôn thường trực trong môi trường công sở! 

 

Nguồn tham khảo thông tin: "Hướng nghiệp for Dummies" 

Đọc thêm các bài viết khác tại đây

HR1 TECH- NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Tìm việc và tuyển dụng HR1Jobs.com

Trắc nghiệm tính cách

Xem tất cả
Tầm quan trọng của bài test DISC

Bài test DISC là công cụ phân tích cá nhân đa phương tiện, được sử dụng để đánh giá và hiểu về cá nhân trong môi trường công việc và cuộc...

Hướng dẫn cách làm bài test DISC dành cho người mới

Bài test DISC là một công cụ tâm lý được sử dụng để đo lường tính cách và hành vi của con người. Trong bài viết này, HR1Tech sẽ hướng dẫn...

DISC LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ 4 NHÓM TÍNH CÁCH DISC

Tính cách của mỗi cá nhân có ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người đó. Do đó, hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình sẽ...

Trắc nghiệm MBTI là gì? Làm sao để bài trắc nghiệm MBTI hiệu quả

Không khó để bạn có thể tìm kiếm một bài trắc nghiệm dành cho dân công sở cũng như các học sinh, sinh viên cuối cấp; nhưng một trong số...

ITers thuộc 12 cung hoàng đạo

Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp đã, đang và luôn là một “thử thách” mà hầu hết tất cả mọi người sẽ phải đối mặt tại một thời điểm nhất...

5 lời khuyên sự nghiệp bạn cần biết trước tuổi 30

30 tuổi được xem là dấu mốc của một người trưởng thành. Ở tuổi 30 là thời điểm bạn đã đạt đến một mức độ ổn định trong cuộc sống và công...