Looking article matching

Phỏng Vấn nhiều nhưng vẫn thất nghiệp - Lý do ở đâu ?

19/04/22 07:16

Bạn đã từng phỏng vấn rất nhiều lần nhưng đều nhận được kết quả không tốt ? Bạn đã rất tự tin về buổi phỏng vấn nhưng không nhận được bất cứ hồi âm nào từ nhà tuyển dụng ? Bạn không biết vì sao mình lại thất bại trong buổi phỏng vấn và cảm giác hành trình đi tìm việc đối với bạn dường như rất gian nan, chật vật. Hãy cùng HR1TECH tìm hiểu lý do các cuộc phỏng vấn của bạn thất bại và tìm cách khắc phục nhé!

1. Không tìm hiểu kỹ vị trí ứng tuyển

Tìm hiểu về vị trí đang ứng tuyển là 1 điều rất quan trọng để hiểu và xem mức độ phù hợp của bạn với công việc, bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi đến buổi phỏng vấn. Nhiều bạn chỉ lướt một cách qua loa hay quá chủ quan về vấn đề này dẫn đến nhà tuyển dụng hỏi đến đâu về công việc thì bạn lại rơi vào trạng thái ấp úng, lúng túng. Những câu trả lời sáo rỗng đó khiến bạn mất điểm khá nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Chưa đủ kinh nghiệm, năng lực

Rất nhiều ứng viên trước khi đến buổi phỏng vấn, họ rất tự tin về kinh nghiệm cũng như năng lực của họ. Tuy nhiên, những kiến thức kinh nghiệm đó chưa đủ vững để bạn ứng tuyển vào vị trí mà công ty đang cần. Hay thậm chí bạn có năng lực nhưng bạn không biết cách thể hiện được hết trong buổi phỏng vấn. Qua mỗi buổi phỏng vấn như vậy, hãy nghĩ lại những gì bạn đã thể hiện và tìm cách khắc phục trả lời tốt hơn.

3 Nói dối nhà tuyển dụng

Bạn đừng cố phóng đại mọi thứ để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mặc dù bạn làm công ty A chỉ có 3 tháng, nhưng bạn lại nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có kinh nghiệm tại đó 6 tháng. Đây thực sự là 1 sai lầm lớn. Nhà tuyển dụng sẽ thừa biết bạn nói dối chỉ qua vài câu hỏi đơn giản và nhìn thái độ của bạn. Vì vậy, điều cần nhất vẫn là sự trung thực, thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn.

4. Không phù hợp với văn hóa công ty

Công ty tìm người phù hợp nhất chứ không tìm người giỏi nhất. Bạn có thể rất tự tin về những kinh nghiệm, khả năng của mình và có cảm giác tốt về buổi phỏng vấn, tuy nhiên người ta vẫn đánh trượt bạn. Qua những gì bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn có tìm hiểu qua những nét văn hóa của công ty chưa, hay phong thái, tính cách của bạn có thực sự phù hợp với môi trường của công ty.

5. Trả lời câu hỏi theo khuôn mẫu có sẵn

Học hỏi những câu trả lời từ internet, từ những người đi trước là đáng khen ngợi. Tuy nhiên bạn không nên sao chép toàn bộ mà nên thêm yếu tố cá nhân vào và tự tạo dấu ấn cho riêng mình. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những câu trả lời mẫu xuất hiện trên khắp trang mạng hay internet. Đây cũng là 1 lý do khiến nhà tuyển dụng trừ điểm và không ấn tượng về bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ tìm ra được lý do thất bại của buổi phỏng vấn và đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân, tìm cách cải thiện cho những lần sau. Chúc bạn thành công!

 

>>> Đọc Thêm: DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐÃ TRÚNG TUYỂN PHỎNG VẤN TÌM VIỆC 

HR1 TECH - The leading AI Recruitment Platform in I.T

IT Job Search and Recruitment HR1Tech.com

Job Search and Recruitment on HR1Jobs.com

Resume & Cover letter

View all
Viết CV thế nào cho chuẩn?

Cụm từ “CV” thường được nhắc đến như một chiếc chìa khóa đầu tiên mở ra sự thành công của các ứng viên khi họ ứng tuyển tại doanh nghiệp....

CV “ấn tượng” của sinh viên mới ra trường trông như thế nào?

Ứng tuyển thành công vào doanh nghiệp mà mình mơ ước là mong muốn của mọi sinh viên sau khi tốt nghiệp. Và để làm được điều đó thì công...