Looking article matching

5 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Cho Dân IT Hiệu Quả

12/04/24 09:39

Cùng tìm hiểu 5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho dân IT hiệu quả rõ rệt trong môi trường tìm việc đang cạnh tranh vô cùng gay gắt. Một thương hiệu cá nhân chuẩn chỉ giúp cho chúng ta có được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng. Vậy nên việc xây dựng một thương hiệu cá nhân nổi bật dành cho dân IT là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bắt đầu thôi nào!!!

 

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_1

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là một cụm từ để chỉ về hình tượng của bản thân trong một môi trường nào đó, đối với các bạn IT thì sẽ là môi trường của ngành Công nghệ Thông tin nói riêng và mảng Công nghệ nói chung. Khi xây dựng thương hiệu cá nhân, có nghĩa là xây dựng 1 hình tượng mà người ngoài nhìn vào và thấy bạn là một người tài giỏi, đáng tin cậy hay các đặc điểm tích cực khác mà bạn muốn họ nhìn thấy ở mình.

Khi đã có một thương hiệu cá nhân mạnh, bạn có quyền định giá sản phẩm của mình cao hơn của những người bình thường khác. Công sức bạn bỏ ra cũng được khách hàng định giá cao hơn của những người khác. Vậy đó, thương hiệu cá nhân là một vũ khí vô cùng mạnh mẽ mà bất kì ai cũng cần phải sở hữu, không chỉ riêng trong ngành IT.

 

Bước 1: Xác định SWOT của bản thân

SWOT là một mô hình khá phổ biến, nhằm xác định thế mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) của chính bản thân mình, cơ hội (Opportunities) và những rào cản, thách thức (Threats) từ môi trường bên ngoài tới bản thân chúng ta.

Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

Vì vậy nên việc các bạn IT xác định được rõ họ mạnh mảng nào hay yếu kỹ năng code chỗ nào, môi trường IT đang có xu hướng nào hay là làn sóng layoff nhân sự đang diễn biến ra sao, vv đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc đưa ra các kế hoạch phát triển bản thân sao cho đáp ứng được với nhịp độ biến đổi từ thị trường.

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_2

 

Bước 2: Tìm hiểu sâu nhu cầu của thị trường

Trước khi lập ra một kế hoạch phát để triển bản thân, chúng ta cần biết thị trường đang muốn gì và đang không muốn gì. Hãy giả sử nếu không tìm hiểu sâu về nhu cầu (demand) của thị trường IT, bản thân các bạn tự phát triển theo những xu hướng cũ kĩ (out-of-date) thì chắc chắn rất nhanh, các bạn sẽ bị đào thải khỏi thị trường chuyên môn của chính các bạn.

Việc xác định nhu cầu của thị trường yêu cầu chúng ta bỏ công sức để đào sâu vào các bài báo, cộng đồng hay hội nhóm, thông tin từ các diễn đàn chuyên ngành, vv. Từ đó mới có thể xác định được những xu hướng ngầm, xu hướng tiềm năng hay thậm chí là cả những xu hướng AI đang “lồ lộ” mà chúng ta không để ý.

Xem thêm: Công việc đào tạo AI sẽ thành xu hướng

Sau khi xác định được những xu hướng hay cơ hội mà thị trường IT đang mở ra cho chúng ta rồi, đã tới lúc bắt đầu chuyển qua bước thứ 3, đó là tiến hành xác định điểm đặc biệt của bản thân.

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_3

 

Bước 3: Xác định USP của bản thân

USP (unique selling point) hay còn gọi nôm na là “điểm ăn tiền” mà mọi người thường nói. USP chính là điểm đặc biệt của chính bản thân chúng ta, là thế mạnh mà chỉ có ta hoặc rất ít ai khác mới sở hữu. Đôi khi USP không hẳn phải là điểm mạnh, mà chỉ đơn thuần là điểm đặc biệt. Ví dụ như nếu bạn là dân IT mà bạn vô cùng đẹp trai, chắc hẳn đó sẽ là một USP cực kỳ lớn.

Việc xác định đúng USP của bản thân, hoặc ít nhất là tìm ra một USP mà bản thân có thể phát triển để đạt được, giúp cho chúng ta bước đầu đứng lên và tách ra khỏi những IT-ers kém hấp dẫn đối với thị trường ngành.

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_4

 

Bước 4: Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân

Sau khi chúng ta biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân, biết được nhu cầu và rào cản từ phía thị trường, biết được thêm những “điểm ăn tiền” của mình, chúng ta tiến hành lập kế hoạch để tự xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân chuẩn chỉ.

  • Giai đoạn 1: Xác định hình ảnh muốn xây dựng

“Chúng ta trông như thế nào?”

Đầu tiên, hãy phân tích những thông tin mà chúng ta đã tổng hợp được (SWOT, USP,...), đối tượng mục tiêu và đúc kết ra được một hình ảnh lý tưởng mà bản thân muốn người ngoài nhìn vào, gọi là hình ảnh cá nhân (personal image). Hình ảnh cá nhân có tác dụng cho người khác biết được rằng “Bạn là ai? Bạn là nhân vật như thế nào? Bạn làm được gì? Bạn có thể đem lại giá trị gì? Bạn nổi tiếng trên nền tảng nào?”. Đây là giai đoạn “đặt móng”, mang tính quyết định và cực kỳ quan trọng của cả kế hoạch, vậy nên chúng ta cần phải thật cẩn thận và khôn ngoan sao cho hình ảnh này ăn khớp với những gì mà thị trường và TA ưa chuộng.

  • Giai đoạn 2: Xác định đối tượng mục tiêu

“Chúng ta nói cho ai nghe?”

Đối tượng mục tiêu, hay còn gọi tắt là TA (target audience) là nhóm người sẽ phù hợp với hình ảnh cá nhân mà của bạn sẽ thể hiện ra bên ngoài. Đây có thể là các bạn IT cùng ngách, hoặc các khách hàng tiềm năng mà cá nhân ta muốn hướng tới. Xác định đúng TA cho phép các thông điệp được đi nhanh, chuẩn và hiệu quả nhất.

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_5

  • Giai đoạn 3: Lập kế hoạch truyền thông marketing (marketing communication plan) để xây dựng hình ảnh cá nhân

“Chúng ta nói cái gì cho họ?”

Sau khi đã xác định hình ảnh cá nhân mà chúng ta muốn xây dựng, giờ là lúc mà chúng ta “hét lên” với thị trường rằng: “Tôi là một dân IT giỏi về mảng abc”, “Tôi là một dân IT mạnh mảng xyz”, vân vân và vân vân. Tóm lại giai đoạn này là giai đoạn mà chúng ta cần phát triển những thông điệp mà chúng ta cần phải truyền thông tới mọi người, tới thị trường. Ngoài ra, các công cụ như CV và portfolio làm việc cũng là những yếu tố góp phần thể hiện được hình ảnh cá nhân, đồng thời cả kinh nghiệm làm việc và nêu bật được USP của chúng ta.

Xem thêm: 4 Cách Tối Ưu Hóa CV Để Vượt Qua Hệ Thống Sàng Lọc Bằng AI

Thông điệp truyền tải có thể là giới thiệu bản thân, giới thiệu về thế mạnh, chia sẻ các kiến thức chuyên ngành, kể về những vấn đề chuyên ngành và cách chúng ta đã vượt qua nó như thế nào, vv. Một kế hoạch truyền thông tốt sẽ có nội dung là tất cả những loại thông điệp kể trên. Hãy lập kế hoạch để phủ sóng tên tuổi và hình ảnh của mình trên các hội nhóm, các diễn đàn, trên các nền tảng mạng xã hội,... nhằm mục đích thu hút khách hàng mục tiêu và đôi khi là thu hút cả những “fan chân chính” đang trong ngành IT.

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_6

Kế hoạch truyền thông ngoài phát triển được ý tưởng truyền tải thông điệp, còn cần phải biết được mình sẽ làm nội dung như thế nào và truyền thông ở đâu. Đối với dân IT, các kênh hiệu quả nhất sẽ là TikTok, Facebook và các diễn đàn về IT trên Internet. 

 

Bước 5: Triển khai kế hoạch càng sớm càng tốt

Bây giờ chúng ta đã có kế hoạch để truyền thông, chúng ta đã có một định hướng rõ ràng cho thương hiệu cá nhân của mình. Vậy thì còn chần chờ gì nữa? Triển khai luôn thôi !!! Đi sớm được từng nào, chúng ta càng tới đích sớm từng đó. Nhớ lưu ý thật kỹ, hãy cố gắng bám thật sát kế hoạch mà chúng ta đã lập ra để hình ảnh cá nhân của bản thân dựng nên sẽ đúng với định hướng ban đầu đã định. Từ đó việc xây dựng thương hiệu cá nhân mới có hiệu quả được. 

5_buoc_xay_dung_thuong_hieu_ca_nhan_cho_dan_IT_hieu_qua_7

 

Thương hiệu cá nhân là “vũ khí” giúp các bạn IT có thể nổi bật lên trong một tình thế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay. Để có thể xây dựng được một thương hiệu cá nhân tốt, cần phải biết rõ các điểm mạnh và điểm yếu của mình, những cơ hội và thách thức từ thị trường. Từ đó mới có thể lập nên một kế hoạch truyền thông để tạo dựng dần dần một thương hiệu cá nhân hoàn chỉnh và nổi bật.

Follow HR1Tech để đọc thêm nhiều chiến lược phát triển sự nghiệp khác nhé.

HR1Tech - Online Recruitment Platform for the IT Industry

Find jobs and recruitment multi-industry. Discover more at: www.hr1jobs.com

Career development

View all
6 Cách Giải Trí Cho Dân IT F5 Tinh Thần

Cách giải trí cho dân IT là yếu tố quan trọng giúp tái tạo năng lượng và duy trì hiệu suất làm việc. IT-ers, với công việc đòi hỏi sự tập...

6 Bí Quyết Work Life Balance Cho Dân IT

Bạn là dân IT và cảm thấy cuộc sống chỉ xoay quanh code? Đừng lo! Bài viết này sẽ chia sẻ 7 bí quyết work life balance cực kỳ hiệu quả,...

3 App Hẹn Hò Must-Try Cho Dân IT

Code dạo này mượt mà, bug cũng ít đi, nhưng tình duyên vẫn lỗi tùm lum? Dân IT chúng mình, giữa deadline, code, và thế giới công nghệ,...

Top 4 Công Cụ Hỗ Trợ Học Tập IT Hiệu Quả Cho Sinh Viên

Sinh viên IT thường phải đối mặt với nhiều thử thách trong quá trình học tập, từ việc nắm vững kiến thức lập trình đến quản lý thời gian...

QA và QC trong IT Khác Nhau Như Thế Nào?

QA và QC là hai khái niệm quen thuộc trong ngành IT, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng.

3 Bí Quyết Học Tốt Tiếng Anh Cho Dân Công Nghệ Thông Tin

Dù bận rộn với code và thuật toán, dân IT vẫn cần trang bị cho mình khả năng tiếng Anh vững chắc. Với tốc độ thay đổi chóng mặt của công...