Thực tế cho thấy công nghệ thông tin là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhất. Dù dịch căng thẳng, các dự án về phần mềm, các dịch vụ công nghệ thông tin vẫn hoạt động bình thường, thậm chí có tình trạng khát nhân lực ngành công nghệ thông tin. Khác với hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng… nhân viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoàn toàn có thể làm việc tại nhà và vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Vì thế, doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn phát triển bình thường và cần tuyển dụng nhiều ở các vị trí như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kiểm thử phần mềm.
Doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho người lao động lĩnh vực này chủ yếu từ 9-11 triệu đồng/tháng, chiếm 52%; Từ 13-15 triệu đồng/tháng, chiếm 41%. Một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (hơn 600 chỉ tiêu), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (hơn 300 chỉ tiêu).
Cụ thể về nhân lực CNTT, chiếm tới khoảng 25% tổng nhân lực CNTT; tiếp đến là ngành Giáo dục và đào tạo, chiếm khoảng 12-13% tổng nhân lực CNTT.
Theo khảo sát của Công ty Navigos Search, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng, tuy nhiên tập trung vào nhân sự chất lượng cao với các công nghệ cập nhật nhất, nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
Năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần.
Sự thiếu hụt này chủ yếu do nhu cầu về kinh kiệm và trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.
Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự trong ngành IT, 100 đại diện doanh nghiệp, đơn vị đào tạo phi truyền thống lĩnh vực này đã cùng ký cam kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng số do FUNiX tổ chức gần đây.
TS Nguyễn Thành Nam - Founder FUNiX nhận định, các công việc trong ngành tăng trưởng tới 47, nhưng các đơn vị đào tạo chính thống về công nghệ thông tin chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống là hướng đi đúng đắn giúp lấp đầy khoảng trống nhân sự, cũng là khoảng trống của những cơ hội trong ngành IT mà Việt Nam cần.
Trong các lĩnh vực công nghệ giàu tiềm năng như Mobile Game, Big data, Blockchain, AI… các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam có đủ tiềm năng và cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí là cái nôi cung cấp nguồn nhân sự giỏi cho thế giới.
Xem thêm: BLOCKCHAIN LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM CỦA BLOCKCHAIN
Thực tế có thể thấy, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ giảm nhiệt. Bởi lẽ doanh nghiệp cần nguồn lao động trình độ cao để có thể tiếp tục duy trì, triển khai những nền tảng công nghệ tiên tiến. Lĩnh vực công nghệ vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn trong những tháng cuối năm, tuyển dụng thường xuyên ở một số vị trí kỹ sư, lập trình viên.
HR1Tech - Online Recruitment Platform for the IT Industry
Find jobs and recruitment multi-industry. Discover more at: www.hr1jobs.com