Looking article matching

Không thể về sớm vì phải tỏ vẻ nhân viên tốt?

30/08/23 03:56

Tới giờ tan làm nhưng vẫn không dám đứng dậy đi về vì thấy sếp và đồng nghiệp vẫn đang ngồi hăng say miệt mài đánh code mặc dù mình đã xong nhiệm vụ của mình trong ngày hôm đó. Bạn có thể sẽ phải mở máy tính giả bộ ngồi làm hoặc chán hơn là ngồi đồng ở đó cả tiếng đồng hồ trong khi thời gian đó bạn có thể làm được việc khác giá trị hơn. Nếu bạn thấy được hình ảnh của mình đâu đó trong tình huống này thì có thể bạn đang là nạn nhân của những người workaholic (Người nghiện công việc). Để có thể hiểu rõ hơn về tình cảnh éo le của mình, hãy đọc bài viết bên dưới.

Workaholic là ai mà có thể không cho bạn về? 

Đã từ bao giờ, văn hóa làm việc hiệu suất đã trở thành kim chỉ nam cho tất cả mọi tiêu chí đánh giá công việc. Từ đó “workaholic” ra đời như là một từ dùng để chỉ những người “Nghiện” công việc và làm viêc vô cùng năng suất nhưng theo một nghĩa tiêu cực là họ cưỡng bức làm việc bất chấp thời gian, sức khỏe và mối quan hệ của mình. 

Những “con nghiện” này luôn cảm thấy 24 giờ làm việc là không bao giờ đủ vì deadline và task cứ chất chồng chất đống mà không cách nào có thể giải quyết được. Họ luôn trong trạng thái bất an và lo sợ sẽ có một ngày những task mình đang ôm nó bùng nổ và mất kiểm soát, việc nghĩ tới hậu quả khi không hoàn thành deadline đúng hạn khiến họ phát cáu và sẽ vô cùng nhạy cảm. Và sẽ như thế nào nếu họ thấy một người cũng cùng đội nhóm với họ nhưng lại ở một trạng thái thản nhiên và đi làm về đúng giờ như thế, mà đó là điều mà họ cũng đang rất thèm khát nhưng không được?

Đồng nghiệp và sếp sẽ xét nét thái độ của bạn. Giao thêm công việc cho bạn vào những lần tới, hoặc một câu nói bâng quơ rằng. 

“Mọi người còn ở đây mà em lại về sao?”

Bạn đủ lớn để nhìn ra được những viễn cảnh mà nếu như mình đi về đúng giờ trong tình huống này sẽ có những bất lợi nào ập đến với chính mình. Cái kiềng chân mang danh hiệu suất tập thể hoặc văn hóa làm việc xích chân bạn lại và không tài nào khiến bạn đi làm về dúng giờ mặc dù bạn đã hoàn thành hết nhiệm vụ của mình.

Thật ra làm con nghiện cũng vui lắm.

Theo tâm lý học y học (sức khỏe), Nghiện chia làm hai loại là nghiện chất kích thích và nghiện hành vi kích thích. Và với nghiện hành vi thì nghiện là một hành vi có thể học hỏi được và mình có thể lựa chọn cho bản thân nghiện gì. Từ đó chúng ta có thể lựa chọn những hành vi tích cực như nghiện tập gym, nghiện đọc sách, nghiện viết code và có thể là nghiện công việc. Ai cũng có những cơn nghiện của mình. Trước khi đọc tiếp hãy thử ngẫm lại xem mình đã nghiện những hành vi nào là tích cực và tiêu cực nhé. 

Xem thêm: Ghost Promotion là gì?

Tuy nhiên đã gọi là nghiện thì nó luôn mang chiều hướng quá đà và gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ như những workaholic nghiện việc đến nỗi họ không chỉ tác động đến bản thân mà còn tác động đến người khác, cụ thể là những người cảm thấy bản thân mình ở đâu đó phần đầu bài viết. Kiểm soát cơn nghiện là không bao giờ dễ dàng với họ và kiểm soát sự ảnh hưởng từ cơn nghiện của họ cũng không bao giờ dễ dàng với chúng ta, khi mà chúng ta đều có một sự liên kết nhất định với nhau. 

Thật sự bạn không thể đi làm về đúng giờ vì những người workaholic?
Nếu mà nói rằng “tôi không thể về đúng giờ được vì tôi là nạn nhân của workaholic” thì thật là oan ức cho bọn họ, chưa chắc gì bạn không thể đi làm về đúng giờ là do các ông coder ham công tiếc việc phải sửa nốt con bug này mới chịu dừng. 

Đôi lúc có thể là do tâm lý đám đông, trong vô thức chúng ta luôn làm theo số đông vì ta tin đó là điều an toàn nhất theo bản thân. “Đồng nghiệp mình ngồi đánh máy thay vì đi về và ổng vẫn ổn, nếu mình muốn ổn mình cũng nên ngồi đánh máy giống ổng” Một suy nghĩ rất bản năng được hình thành bởi vì hành vi đứng dậy đi về trong khi không ai làm việc đó nó sẽ là một rủi ro mình không lường trước được, mà chúng ta thì thường sợ những thứ không rõ ràng mà.

Nói bạn không có đủ dũng cảm để dành quyền lợi cho mình, bản thân mình đã làm đủ công việc yêu cầu của ngày hôm nay, thậm chí chuẩn bị sẵn cho những đầu việc ngày mai. Thế thì tại sao bạn lại không thể về đúng giờ? Có câu thuyền lớn sóng lớn. Nếu bạn cho phép mình đủ bản lĩnh để đạt được hiệu suất công việc như vậy thì việc đi về đúng giờ là thứ bạn xứng đánh được nhận

Vì bạn muốn tỏ vẻ cho mọi người thấy bản thân cũng là một người làm việc hiệu suất. Bùng nổ về truyền thông và tin tức khiến Gen Z chúng ta bị ngộ độc rất nhiều tư tưởng, trong đó có một tư tưởng lệch lạc về việc hình mẫu của một người làm việc hiệu suất là phải có thật nhiều deadline, phải công việc chồng chất, phải làm ngày làm đêm để họ có thể flex được “chiến công” của mình khi một mình ta xoay chuyển mới code này. Hệ quả của việc này đó chính là các bạn muốn mình là người làm việc hiệu suất, các bạn cũng sẽ tỏ vẻ ngồi lại ở công ty sau giờ tan làm để chứng mình cho mọi ngươi thấy mình “hiệu suất” đến nhường nào. Thực tế thì những người làm việc hiệu suất có ai lại để công việc của mình ứ đọng đến mức mất cân bằng cuộc sống thể kia. Một người hiệu suất lại là người có thể đi làm và tan làm đúng giờ mà vẫn giữ được chất lượng công việc. 

Vậy giờ bạn có thể làm gì?

Lựa chọn nhìn thoáng ra và tích cực lên!
Tất cả đều là sự lựa chọn của chính bản thân mình, hãy lựa chọn một cách tích cực rằng có thể là công việc của đồng nghiệp và sếp mình hôm nay bị ứ đọng một ít và họ muốn ở lại một chút để hoàn thành nốt việc chứ họ không phải workaholic. Cũng sẽ không có những viễn cảnh xấu xa nào xảy đến mình nếu mình đi làm về đúng giờ cả. Chúng ta bị ép sống trong thế giới đầy rủi ro nên việc suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất là chuyện bình thường. Hãy cho mình cơ hội để chứng thực điều đó.

Nghiêm túc phản ánh vấn đề làm việc
Nếu như bạn cho mình cơ hội để chứng thực câu chuyện đó và nó đã không tích cực như bạn tưởng. Rất tiếc vì điều đó đã xảy đến với bạn! Trong tình huống đối phó với loại áp lực này thì theo nhà sinh lý học Walter Bradford Cannon chúng ta sẽ có hai phản ứng là chiến hoặc chạy. Nếu đã tới bước này thì việc đối diện và nghiêm túc trao đổi mới là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy trao đổi tại sao mình lại không được phép về trong khi hợp đồng lao động của mình lại có thông tin rõ ràng. Hạnh phúc không dành cho người không biết đấu tranh để bảo vệ nó. Quyền lợi không dành cho những người yếu đuối lấy lại nó. 

Chọn sống hạnh phúc 
Bạn đã tới được lựa chọn này thì chứng tỏ môi trường làm việc của bạn thật sự có vấn đề. Nếu như họ đối xử không tốt với bạn, trong tình huống này thì vấn đề nằm ở họ chứ không ở bạn. Chẳng một người bình thường nào lại đi xung quanh và “làm hại” những người khác. Có câu “you can't change the people around you but you can change the people around you." Tạm dịch là bạn không thể thay đổi những người xung quanh bạn nhưng bạn có thể thay thế những người xung quanh bạn. Ở một môi trường như thế ít nhiều gì bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi, rồi đồng hóa. Có rất nhiều lựa chọn trong một hành trình của một đời người. Từ những thứ nhỏ như lựa chọn thái độ hôm nay đi làm, lựa chọn học thêm một loại code mới, lựa chọn task mình sẽ làm. Cho tới những thứ lớn hơn như lựa chọn ngành nghề mình sẽ làm theo, lựa chọn công ty mới, lựa chọn môi trường mới.

Dù bất kỳ lựa chọn gì, xin hãy nhớ, chuẩn bị thật kỹ để có thể lựa chọn, không ai bước vào một cuộc chơi mà không có gì trong tay cả, thuyền lớn sóng lớn, nếu bạn bị đẩy lùi về, chứng tỏ bạn cần chuẩn bị con thuyền lớn hơn để đón con sóng này, và điều cuối cùng, hãy lựa chọn những điều bạn cảm thấy hạnh phúc. 
 

HR1Tech - Online Recruitment Platform for the IT Industry

Find jobs and recruitment multi-industry. Discover more at: www.hr1jobs.com

Career development

View all
9 Bí Quyết Giúp Đôi Mắt Của Dân IT Luôn Khoẻ

Khám phá các bí quyết bảo vệ mắt hiệu quả cho dân IT, từ quy tắc 20-20-20 đến chế độ ăn uống dinh dưỡng, giúp giảm mỏi mắt và duy trì sức...

6 Cách Giải Trí Cho Dân IT F5 Tinh Thần

Cách giải trí cho dân IT là yếu tố quan trọng giúp tái tạo năng lượng và duy trì hiệu suất làm việc. IT-ers, với công việc đòi hỏi sự tập...

3 App Hẹn Hò Must-Try Cho Dân IT

Code dạo này mượt mà, bug cũng ít đi, nhưng tình duyên vẫn lỗi tùm lum? Dân IT chúng mình, giữa deadline, code, và thế giới công nghệ,...

8 Lý Do MacBook Là Lựa Chọn Của Dân IT

MacBook của Apple được dân IT yêu thích nhờ hiệu năng mạnh mẽ, bảo mật cao, và tính tương thích với các công cụ lập trình. Khám phá 8 lý...

Tiêu Chí Chọn Màn Hình Cho Lập Trình Viên

Lập trình viên cần chọn màn hình máy tính phù hợp để tăng hiệu quả công việc. Khám phá các tiêu chí quan trọng về độ phân giải, kích...

7 Loại Thực Phẩm Giúp Cải Thiện Hiệu Quả Công Việc Cho Dân IT

Top 7 thực phẩm dân IT nên ăn để duy trì sức khỏe, cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung. Khám phá những lựa chọn dinh dưỡng giúp...