Looking article matching

BA là gì? Trang bị những kỹ năng nào cần có để trở thành một BA?

30/09/22 03:15

Chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã được nghe đến thuật ngữ BA, nhưng chưa thực sự biết chính xác chức danh này là gì, đây là công việc gì và có vai trò như thế nào? Hãy cùng HR1TECH tìm câu trả lời cho vị trí BA là gì?

1. Khái niệm BA là gì?

Thuật ngữ “BA” được viết tắt cho Business Analyst, nghĩa là một “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Business Analyst chịu trách nhiệm nắm bắt các yêu cầu đối với những thay đổi cần thiết trong kinh doanh.  

BA thường được biết đến với vai trò là người phân tích, thiết kế quy trình và hệ thống của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá mô hình kinh doanh và đề xuất giải pháp để có thể giúp doanh nghiệp cải tiến và tích hợp với giải pháp công nghệ. Ngoài ra, BA đóng vai trò “cầu nối” giữa khách hàng và bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp, đảm nhận vai trò làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về nội bộ để xử lý. 

Xem thêm: Vì sao nghề Data Analyst được cho là mơ ước của nhiều bạn trẻ?

2. Chuyên môn chính của một BA

Business Analyst là một phạm trù lớn bao gồm nhiều chuyên môn và bao hàm nhiều nghiệp vụ khác nhau. Hiện nay, ngành nghề này được phân thành 3 nhóm chuyên môn chính:

  • Management Analyst - Chuyên gia tư vấn quản lý: Là người phụ trách lập những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Ở vị trí này, BA sẽ là người đề xuất giải pháp để cải thiện sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • System Analyst - Chuyên gia phân tích hệ thống: Để hệ thống trong doanh nghiệp được vận hành trơn tru nhất, chuyên gia phân tích hệ thống là người lên những thiết kế hệ thống kỹ thuật và giải quyết các vấn đề về công nghệ.
  • Data Analyst - Chuyên gia phân tích dữ liệu: Nhiệm vụ của một chuyên gia phân tích dữ liệu là dự đoán xu hướng và nhu cầu của thị trường về sản phẩm trong tương lai. 

3. Những kỹ năng cần có để trở thành một BA thực thụ?

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp, đàm phán và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ là một lợi thế, điều này giúp trình bày các chi tiết dự án và khai thác và nắm bắt rõ hơn về những yêu cầu từ phía khách hàng. Bên cạnh việc giao tiếp tốt, BA cũng cần có vốn ngoại ngữ tốt. Bởi đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, phạm vi tiếp cận hướng tới không chỉ dừng lại khách hàng trong nước và có cả khách hàng quốc tế. 
  • Nhạy bén trong kinh doanh: Sự hiểu biết và có kiến thức về kinh doanh sẽ giúp BA thực thi được những chiến lược cần thiết và phù hợp cho doanh nghiệp. 
  • Tư duy phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích dữ liệu và làm việc với con số là điều cần kiện cần có để giúp xác định chính xác nhu cầu, vấn đề hoặc xu hướng phát triển để đưa đến kết quả một cách chính xác. 
  • Kỹ năng xử lý vấn đề: Để đáp ứng tính chất công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề giúp BA thích nghi linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên. Nhờ đó, việc đưa ra các giải pháp đẻ nhanh chóng giải quyết vấn đề để dự án được hoàn thành một cách hoàn thiện nhất. 
  • Am hiểu công nghệ: BA sử dụng ngôn ngữ kinh doanh để tiếp cận với khách hàng, nhưng khi chuyển giao với team kỹ thuật, họ cần nắm vững kiến thức và ngôn ngữ công nghệ. Do đó, nắm rõ quy trình vận hành của một số nền tảng, ứng dụng công nghệ là điều quan trọng để công việc diễn ra hiệu quả nhất. 

4. Mức lương đáng mơ ước của một BA

Cơ hội phát triển của nghề Business Analyst cũng được chia thành nhiều cấp độ cơ bản: Entry Level, Junior, Senior và cấp Manager. Theo đó mức lương sẽ phụ thuộc vào mức độ chuyên môn. Dựa trên dữ liệu thống kê trang Salary Explore về mức lương của Business Analyst tại Việt Nam năm 2022, mức lương trung bình của Business Analyst kỳ vọng rơi vào 13.700.000 VNĐ - 31.500.000 VNĐ. Trong đó có khoảng trên 50% nhân sự theo ngành Business Analyst kiếm được hơn mức 19.200.000 VNĐ hiện nay. 

Xem thêm: Việc làm Business Analyst tại đây

Theo thống kê với con số trên, mức lương của Business Analyst được đánh giá ở mức cao hơn so với các ngành nghề khác. BA cũng được xem là vị trí quan trọng giúp doanh nghiệp  xác định mức độ của dự án, đánh giá mục tiêu dự án, thiết lập dự án và xây dựng hệ thống để hoàn thành các dự án nhằm giúp công ty đạt được các mục tiêu cụ thể.

Trên đây, HR1TECH đã cùng bạn tìm hiểu về lĩnh vực BA và những kĩ năng cần thiết để trở thành nhân tài giỏi trong ngành này. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích, giúp bạn phần nào biết được những yếu tố cần để tiến xa hơn nữa trên con đường theo đuổi nghề Business Analyst đầy thú vị!

HR1 TECH - The leading AI Recruitment Platform in I.T

IT Job Search and Recruitment HR1Tech.com

Job Search and Recruitment on HR1Jobs.com

Career development

View all
7 Creative Marketing Campaigns Using AR, VR

Let HR1Tech to give you a look at 7 creative marketing campaigns using AR, VR that have been developed and deployed by big brands around...

7 chiến dịch Marketing sử dụng AR, VR siêu thú vị

Cùng HR1Tech điểm danh 7 chiến dịch Marketing sử dụng AR, VR siêu thú vị đã được các thương hiệu lớn trên thế giới triển khai mà có thể...

5 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Cho Dân IT Hiệu Quả

Cùng tìm hiểu 5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho dân IT hiệu quả rõ rệt trong môi trường tìm việc đang cạnh tranh vô cùng gay gắt....

Khoa Học Máy Tính và Trí Tuệ Nhân Tạo Khác Nhau Như Thế Nào?

Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo là hai lĩnh vực gắn kết mật thiết trong thế giới công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, liệu Trí tuệ nhân...

AI Technology: Everything You Need To Know

Understanding and mastering AI technology is not only an advantage but also a decisive factor for success in the digital world.

The Power Of A.I In The IT Industry: Opportunity Or Challenge?

Entering the 21st century, the technological revolution has raised many important questions about the role and future of artificial...