Looking article matching

5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Bước Ngoặt (Phần 4)

20/05/24 09:49

Sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) hay IT (Information Technology) đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và thay đổi cách con người làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, để hiểu rõ về CNTT hơn, chúng ta hãy nhìn lại quá trình phát triển của nó qua từng thời kỳ nhé. 

Bài viết này sẽ tập trung vào giai đoạn phát triển công nghệ thông tin từ năm 1990 - 2010, là giai đoạn có khá nhiều những phát minh quan trọng  trong ngành CNTT có ảnh hưởng lớn tới tới đời sống kinh tế, xã hội của con người.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_thumb

1. Ngôn ngữ lập trình Python (1991)

Python được tạo ra năm 1991 bởi Guido van Rossum, một lập trình viên người Hà Lan. Mục tiêu của Guido là thiết kế một ngôn ngữ dễ đọc, dễ học và có cú pháp rõ ràng. Python được lấy cảm hứng từ ngôn ngữ lập trình ABC và được thiết kế để khắc phục những hạn chế của ABC.

Trong những năm đầu, Python chủ yếu được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm và các nhà khoa học máy tính. Pythong là ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học và linh hoạt, nhanh chóng được chấp nhận trong cộng đồng lập trình. Nó được sử dụng phổ biến trong khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, phát triển web và nhiều lĩnh vực khác.

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Mầm Mống Sơ Khai (Phần 1)

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_1

2. Ngôn ngữ lập trình PHP (1994)

Ra đời năm 1994, PHP, ban đầu được gọi là "Personal Home Page Tools", được phát triển bởi Rasmus Lerdorf. Ban đầu, Rasmus tạo ra PHP để theo dõi các lượt truy cập vào trang cá nhân của mình. Phiên bản đầu tiên của PHP chủ yếu là một tập hợp các tập lệnh CGI (Common Gateway Interface) được viết bằng ngôn ngữ C.

PHP là nền tảng của nhiều CMS (hệ thống quản trị nội dung) phổ biến như WordPress, Joomla và Drupal. Các CMS này giúp người dùng dễ dàng tạo và quản lý nội dung web mà không cần nhiều kiến thức lập trình.

Ứng dụng rộng rãi trong các nền tảng thương mại điện tử, PHP cũng được sử dụng trong các sàn Magento, OpenCart và PrestaShop, cung cấp các giải pháp linh hoạt và mạnh mẽ cho các cửa hàng trực tuyến.

3. Amazon - Sự bùng nổ của thương mại điện tử (1994)

1994: Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos vào ngày 5 tháng 7 tại Bellevue, Washington. Ban đầu, Amazon chỉ là một cửa hàng sách trực tuyến nhỏ. Chỉ 1 năm sau, tức 1995, Amazon chính thức ra mắt trang web bán sách trực tuyến. Chỉ trong vòng vài tháng, Amazon đã bán sách tới tất cả 50 bang của Mỹ và hơn 45 quốc gia khác. Tới cuối thập niên 1990, Amazon bắt đầu mở rộng danh mục sản phẩm của mình, từ sách sang đĩa nhạc, đồ điện tử, quần áo, đồ chơi, nhiều sản phẩm khác. Hiện nay Amazon đang là sàn TMĐT lớn nhất và có nhiều người dùng nhất toàn cầu.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_3

4. Ngôn ngữ lập trình JavaScript (1995)

Năm 1995, JavaScript xuất hiện, là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo các trang web tương tác, ứng dụng web và game di động.

JavaScript được phát triển bởi Brendan Eich khi ông đang làm việc tại Netscape Communications Corporation vào năm 1995. Ngôn ngữ này ban đầu được gọi là "Mocha", sau đó đổi tên thành "LiveScript" và cuối cùng là "JavaScript" khi được phát hành cùng với trình duyệt Netscape Navigator 2.0 vào tháng 12 năm 1995.  JavaScript được tạo ra với mục đích làm cho các trang web trở nên tương tác và động hơn. Khác với Java, ngôn ngữ này có khả năng chạy trực tiếp trên trình duyệt mà không cần biên dịch.

Hiện nay, JavaScript là ngôn ngữ không thể thiếu trong phát triển web front-end, sử dụng rộng rãi trong các framework và thư viện như React, Angular, và Vue.js. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để phát triển các ứng dụng di động thông qua các framework như React Native và Ionic. Không chỉ vậy, nhiều game di động và game trên trình duyệt được phát triển bằng JavaScript nhờ vào các công cụ như Phaser và Babylon.js.

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Sự Nảy Mầm (Phần 2)

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_4

5. Sự bùng nổ của Internet (cuối thập niên 90)

Sau khi Tim Berners-Lee cho ra đời World Wide Web vào năm 1989, trình duyệt web đầu tiên, WorldWideWeb, được giới thiệu vào năm 1990. Sự ra đời của trình duyệt Mosaic vào năm 1993, do Marc Andreessen và Eric Bina phát triển, đã giúp phổ biến việc truy cập và sử dụng Internet rộng rãi hơn. Mosaic đã mở đường cho Netscape Navigator, trình duyệt web phổ biến nhất trong những năm đầu của Internet.

Đầu 1990, chỉ có vài triệu người dùng Internet. Tuy nhiên, tính tới cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, Internet đã có cho mình hàng trăm triệu người dùng. Email trở thành một phương tiện liên lạc chính thống, với sự ra đời của các dịch vụ email như Hotmail (1996) và Yahoo Mail (1997). Các công cụ tìm kiếm như Yahoo! (1994) và Google (1998) cũng tạo ra 1 cuộc cách mạng hóa cách người dùng tìm kiếm và tiếp cận thông tin trên Internet. Ngoài ra, năm 1999, sự ra đời của Napster đã chính thức thay đổi cách người dùng tiếp cận và chia sẻ âm nhạc, mở đầu cho sự bùng nổ của các dịch vụ streaming sau này.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_5

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Sự Bùng Nổ (Phần 3)

6. Ngôn ngữ lập trình ứng dụng Windows: C# (2000)

Năm 2000, C# được giới thiệu lần đầu tiên bởi Microsoft trong bối cảnh sự ra mắt của nền tảng .NET. Ngôn ngữ này được phát triển dưới sự lãnh đạo của Anders Hejlsberg, người cũng đã tham gia phát triển các ngôn ngữ lập trình nổi tiếng khác như Turbo Pascal và Delphi. 

C# được thiết kế để là một ngôn ngữ lập trình hiện đại, đơn giản, mạnh mẽ và an toàn. Nó kết hợp những tính năng tốt nhất của các ngôn ngữ lập trình trước đó như C++ và Java, đồng thời khắc phục các hạn chế và thêm vào những cải tiến mới. Ngôn ngữ này nhằm mục đích phát triển các ứng dụng trên nền tảng Windows và tích hợp sâu với nền tảng .NET, cho phép lập trình viên dễ dàng xây dựng các ứng dụng với hiệu suất cao và bảo mật tốt.

7. Sự ra đời của macOS (2001)

Vào ngày 24/03/2001, Apple chính thức phát hành phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Mac OS X (sau này đổi tên thành macOS). Được phát triển dựa trên nền tảng NeXTSTEP, hệ điều hành này được Apple mua lại khi công ty NeXT của Steve Jobs sáp nhập vào Apple vào năm 1997. Mac OS X 10.0, có tên mã là "Cheetah", đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho hệ điều hành của Apple, với giao diện người dùng hoàn toàn mới và một nền tảng kỹ thuật vô cùng hiện đại.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_7

NeXTSTEP cung cấp một nền tảng ổn định và mạnh mẽ, dựa trên nhân Unix, giúp Mac OS X trở thành một trong những hệ điều hành an toàn và linh hoạt bậc nhất thế giới. Năm 2016, "Mac OS X" được đổi tên thành "macOS" để đồng nhất với các hệ điều hành khác của Apple như iOS, watchOS và tvOS. Phiên bản đầu tiên dưới tên gọi mới là macOS Sierra.

8. Bước ngoặt của Microsoft: Windows XP ra đời (2001)

Ngày 25/10/2001, Windows XP chính thức được phát hành bởi Microsoft. Chữ "XP" được viết tắt từ phiên âm của "Experience",  nhấn mạnh vào trải nghiệm người dùng mà hệ điều hành này mang lại. Windows XP giới thiệu một giao diện người dùng hoàn toàn mới với tên gọi "Luna." Giao diện này có màu sắc sáng hơn, biểu tượng và hình ảnh trực quan hơn, tạo ra một trải nghiệm người dùng thân thiện hơn so với các phiên bản Windows trước đó.

Ở phiên bản XP, hệ điều hành này có thêm tính năng Windows Firewall, được tích hợp sẵn tường lửa để bảo vệ máy tính khỏi các cuộc tấn công mạng. Ngoài ra còn có chức năng Remote Desktop cung cấp khả năng điều khiển máy tính từ xa, giúp người dùng và quản trị viên IT dễ dàng truy cập và quản lý máy tính từ xa.

Windows XP được coi là “di sản” của nhà Microsft. Nó được nhớ đến như một trong những hệ điều hành ổn định và đáng tin cậy nhất của thương hiệu này, cùng với đó là việc nhiều người dùng vẫn tiếp tục sử dụng hệ điều hành XP ngay cả sau khi Microsoft ngừng hỗ trợ.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_8

9. Cách mạng điện thoại thông minh: chiếc iPhone đầu tiên (2007)

Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Steve Jobs (CEO của Apple) đã giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên tại sự kiện Macworld Conference & Expo ở San Francisco. Chiếc iPhone đầu tiên lấy tên là iPhone 2G, là sự kết hợp của ba thiết bị cùng lúc: một chiếc iPod màn hình rộng với điều khiển cảm ứng, một chiếc điện thoại di động mang tính cách mạng, và một thiết bị liên lạc thông qua Internet tiên tiến. Thay vì sử dụng bàn phím vật lý, iPhone sử dụng bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng, mở đường cho thiết kế điện thoại di động gọn nhẹ và linh hoạt hơn.

iPhone là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình cảm ứng đa điểm (multi-touch), cho phép người dùng tương tác với thiết bị bằng cách chạm, vuốt và phóng to thu nhỏ bằng hai ngón tay. Ngoài ra, chiếc smartphone này còn cung cấp trình duyệt web Safari, cho phép người dùng truy cập Internet với trải nghiệm gần giống như trên máy tính. Các ứng dụng quan trọng như email, bản đồ, máy nghe nhạc (iPod), và các tính năng điện thoại thông minh như danh bạ, lịch và tin nhắn cũng được tích hợp sẵn ở trong máy.

Chiếc iPhone đầu tiên ra đời vào năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử điện thoại di động. Với thiết kế đột phá, màn hình cảm ứng đa điểm và khả năng tích hợp nhiều tính năng tiên tiến, iPhone không chỉ thay đổi cách mọi người sử dụng điện thoại di động mà còn mở ra kỷ nguyên mới cho các thiết bị di động thông minh. Sự thành công của iPhone đã góp phần định hình lại ngành công nghiệp di động và ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống hàng ngày của con người.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_9

10. Sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội (2004, 2006, 2010)

Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người ngày nay. Các nền tảng mạng xã hội đóng vai trò rất lớn trong việc liên lạc, phát triển kinh tế và thậm chí có xuất hiện trong các mặt trận chính trị.

  • Facebook

Facebook được thành lập vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, bởi Mark Zuckerberg cùng với các bạn học của anh tại Đại học Harvard là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Ban đầu, nó có tên là The Facebook, nhưng sau đó Mark Zuckerberg đã bỏ đi chữ "the" ở đầu tên. Facebook đã nhanh chóng phát triển từ một trang web dành cho sinh viên đại học thành mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nền tảng này đã liên tục cập nhật và thêm mới các tính năng như News Feed (2006), nút Like (2009), và tính năng phát trực tiếp video (2016).

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_91

  • Twitter

Twitter được thành lập vào tháng 3 năm 2006 bởi Jack Dorsey, Noah Glass, Biz Stone, và Evan Williams. Ban đầu, Twitter được thiết kế như một nền tảng "microblogging", nơi người dùng có thể gửi và đọc các "tweet" - những tin nhắn văn bản ngắn có giới hạn ký tự (ban đầu là 140, sau đó tăng lên 280 ký tự). Mạng xã hội này nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng cho giao tiếp ngắn gọn và tức thời. Nó được sử dụng rộng rãi trong các sự kiện lớn, từ các cuộc biểu tình chính trị đến các sự kiện thể thao và văn hóa.

  • Instagram

Instagram được thành lập bởi Kevin Systrom và Mike Krieger, ra mắt lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 10 năm 2010. Instagram nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ vào giao diện đơn giản và các tính năng hấp dẫn như bộ lọc ảnh. Năm 2012, Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD. Sau đó, Instagram đã thêm nhiều tính năng mới như video, Stories (2016), IGTV (2018), và Reels (2020).

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_4_93

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Kỷ Nguyên Mới (Phần 5)

Follow HR1Tech để đọc tiếp những phần khác của series công nghệ thú vị này nhé.

HR1Tech - Online Recruitment Platform for the IT Industry

Find jobs and recruitment multi-industry. Discover more at: www.hr1jobs.com

Thống Kê Hoạt Động Sử Dụng Mạng Xã Hội Tại Việt Nam

Báo cáo từ Decision Lab cho thấy xu hướng tiêu thụ số của người dùng Việt Nam đang thay đổi, tập trung vào mạng xã hội, giải trí trực...

SearchGPT Là Gì? Liệu Nó Có Thể "Vượt Mặt" Google Search?

Vào tháng 7/2024, OpenAI chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm mới trên ChatGPT mang tên Search GPT. Đây là một công cụ truy vấn thông minh,...

The Application of Gamification Across Various Fields

Gamification – a new trend strongly applied in various fields from marketing, and education to finance, healthcare, etc. By integrating...

Vietnam Is Facing A Shortage Of AI Workforce

In the context of the 4.0 technology revolution, artificial intelligence (AI) has become a leading field, playing a crucial role in the...

Ngành Lập Trình Ứng Dụng Di Động Hứa Hẹn Bùng Nổ Trong 2024

Với sự gia tăng không ngừng của các thiết bị di động và nhu cầu ngày càng cao về các ứng dụng thông minh, ngành lập trình ứng dụng di...

Những Điều Không Nên “Chia Sẻ” Với ChatGPT

Không ai có thể phủ nhận độ phổ biến của ChatGPT. Tuy nhiên, bên cạnh sự hữu ích của nó, cũng mang theo những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh...