Trong quá trình tư vấn, HR1Tech được nhận được rất nhiều các câu hỏi quan tâm đến các vấn đề về cơ hội việc làm cũng như mức lương của sinh viên mới ra trường trong lĩnh vực IT. Để giúp các sinh viên phần nào giải đáp được các thắc mắc của mình, HR1Tech đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực này và câu trả lời trong bài viết phần 3, hãy cùng theo dõi nhé.
Câu 10: Em học ngành nhà hàng/ khách sạn, tốt nghiệp xong em làm trong chuỗi nhà hàng. Nay em muốn chuyển nghề với công nghệ thông tin, anh/chị vui lòng cho em lời khuyên để bắt đầu cũng như công việc IT mà em có thể đi làm ạ?
Chào Vy và các bạn đọc, HR1Tech rất vui khi nhận được sự quan tâm của bạn cũng như HR1Tech được có cơ hội đồng hành, giải đáp thắc mắc của Vy về lĩnh vực IT.
Trước hết, nói về xu hướng chuyển từ 1 ngành nghề khác sang Công nghệ thông tin hiện nay đang rất phổ biến nên nếu Vy có sự hứng thú với khối ngành nghề IT và muốn bắt đầu thì cứ mạnh dạn theo đuổi nhé.
Khi đã xác định rõ được mong muốn theo ngành IT, chị cần tìm hiểu kỹ về các vị trí của ngành nghề phù hợp với sở trường và điều kiện thực tế khách quan. Vy có thể theo học hệ Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin (Chính quy), các chương trình ngắn hạn hoặc tự học thông qua các khóa học. Sau đây HR1Tech xin điểm qua đôi chút về từng phương thức để Vy và các bạn có những lựa chọn phù hợp với mình ạ:
Xem thêm: BẠN HỎI HR1TECH TRẢ LỜI - PHẦN 2
Phương thức 1: Hệ Đại học chính quy (chuyên ngành Công nghệ thông tin)
+ Phương thức này cũng giống như hệ đào tạo của Vy khi học chuyên ngành Nhà hàng/Khách sạn, chị và các bạn sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, từ lý thuyết đến thực hành và sẽ nhận được văn bằng 2 là Cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin. Tuy chương trình chính quy 4 năm (ở các trường Đại học) nhưng Vy sẽ rút ngắn được lộ trình do có những môn đại cương mà chị đã học rồi. Hoặc bạn có thể tham khảo các chương trình học chính quy tại trường Đào tạo Lập trình viên Quốc Tế Aptech.
+ Định hướng nghề nghiệp: Phương thức này được khuyến khích nếu Vy và các bạn có niềm đam mê coding và muốn trở thành 1 Lập trình viên chuyên nghiệp hoặc có định hướng nghiên cứu chuyên sâu đối với các vị trí cần background học thuật cao liên quan mảng Data (Data Engineer/Data Scientist/Big Data/AI Engineer).
Phương thức 2: Các chương trình học ngắn hạn
+ Anh/chị cũng có thể tham khảo các chương trình học ngắn hạn tại trường Đào tạo Lập trình viên Quốc Tế Aptech. Tại đây trường có rất nhiều khóa học đào tạo chú trọng tính ứng dụng thực tế có thể phù hợp nhu cầu của các anh chị (các khóa học từ 6 tháng).
+ Định hướng nghề nghiệp: Phương thức này được áp dụng cả khi chị và các bạn đọc định hướng với nghề Lập trình viên, Quality Assurance/Quality Control (Chuyên viên kiểm thử quy trình/sản phẩm), Business Analyst (Nhà phân tích kinh doanh), Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu), Product Owner_người đại diện cho nhóm Phát Triển (Scrum) để trao đổi với Doanh nghiệp, Người dùng cuối (User) và Khách hàng),…
Phương thức 3: Tự học qua các khóa học online
+ Phương thức này được nhiều anh/chị lựa chọn cả đối với người mới bắt đầu và người học để nâng cao tay nghề.
+ Anh/chị có thể tự học các khóa học IT qua các nền tảng: Udemy, Greenacademy, Codegym, Codelab,…
+ Định hướng nghề nghiệp: Phù hợp với tất cả nhu cầu định hướng của Vy, bất kể chúng ta muốn theo đuổi ngành nghề nào thì chúng ta nên nghiên cứu qua các khóa học trên các nền tảng online trước để có thể tự trau dồi kiến thức nền tảng sau đó kết hợp thêm các phương pháp học thông qua giảng dạy thì sẽ đạt hiệu quả hơn.
Hiện tại, có nhiều công ty IT mở ra cơ hội cho ứng viên IT Fresher nên chúng ta cần trau dồi kiến thức nền tảng trước (ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm). Sau đó tham gia vào doanh nghiệp để vừa học vừa làm nâng cao tay nghề.
Các kỹ năng được chú trọng:
+ Kỹ năng tiếng Anh (điều kiện tiên quyết): Dù Vy và các bạn đọc lựa chọn học với phương thức nào thì các bạn cũng cần phải chú trọng vào kỹ năng tiếng Anh (4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết) vì hầu hết các tài liệu nghiên cứu của IT đều được thể hiện bằng tiếng Anh. Việc có nền tảng tiếng Anh tốt sẽ giúp anh chị có thể tiếp thu nhanh, rút ngắn thời gian đào tạo hơn.
+ Kỹ năng tiếng Nhật (tùy chọn): Nếu Vy và các bạn có mong muốn được làm ở công ty Nhân Bản thì biết tiếng Nhật là một điều không thể thiếu ngoài tiếng Anh. bằng N3- N1 sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn.
+ Kỹ năng tự nghiên cứu: Với bất cứ ngành nghề nào chúng ta cũng cần kỹ năng tự học, tự đào sâu, đặc biệt với khi chúng ta chuyển sang 1 ngành nghề mới thì kỹ năng này đòi hỏi mình dành ra nhiều thời gian hơn ạ.
Theo Ms. Phạm Thị Mộng Tuyền – ICT Recruitment Consultant
Vy và độc giả có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về một số ngành nghề IT tại trang HR1Tech nhé.
- QA/QC: Quy trình kiểm thử phần mềm
- Data Analyst (DA): Vì sao nghề Data Analyst được cho là mơ ước của nhiều bạn trẻ?
- Product Owner (PO) /Product Manager: Product Manager & Product Owner: Làm sao để phân biệt ?
- Business Analyst (BA): BA là gì? Trang bị những kỹ năng nào cần có để trở thành một BA?
- Sự khác biệt giữa Coder, Programmer, Developer và Software Engineer
Trên đây là phần tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về việc làm ngành IT và câu trả lời, hy vọng bài viết HR1Tech cung cấp các thông tin hữu ích tới các bạn học sinh, sinh viên quan tâm tới ngành IT và các công việc lĩnh vực Tech.
Nếu còn thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng gửi về Email: info@hr1tech.com hoặc liên hệ Hotline: 0906.626.391
HR1Tech - Online Recruitment Platform for the IT Industry
Find jobs and recruitment multi-industry. Discover more at: www.hr1jobs.com