Looking article matching

Giải nghĩa API: Những đặc điểm nổi bật của ‘Giao diện Lập trình Ứng dụng’

19/11/20 01:45

Theo định nghĩa thông dụng mà nhiều người đã biết về API - từ viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng) là một phần mềm trung gian cho phép hai ứng dụng liên lạc với nhau.

Một cách giải thích dễ hiểu hơn là khi người dùng sử dụng Facebook để đăng nhật ký, chia sẻ thông tin, gửi tin nhắn trên mạng xã hội, hoặc xem dự báo thời tiết trên thiết bị điện thoại di động, họ đang sử dụng API.

Tuy nhiên, các thông tin trên vẫn chưa liệt kê API chính xác là gì. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về các đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của API trong ngành công nghệ thông tin.

API là gì?

Khi thao tác trên chiếc “dế cưng”, ứng dụng của bạn lập tức được kết nối Internet và gửi dữ liệu đến máy chủ để diễn giải thông tin. Sau khi lấy thông tin, máy chủ sẽ thực hiện các giao thức cần thiết và gửi trở lại ứng dụng, tiếp theo là hoạt động diễn giải dữ liệu và trình bày thông tin trên thiết bị điện thoại di động. Toàn bộ quá trình này được thực hiện thông qua API.

Để làm rõ hơn về API, chúng ta hãy lấy một ví dụ trong cuộc sống.

Hãy tưởng tượng bạn đến nhà hàng để gọi món ăn. Nhân viên phục vụ sẽ đón tiếp và nhận đơn đặt hàng của bạn. Nhà bếp sẽ chuẩn bị món ăn được yêu cầu và sau đó, nhân viên phục vụ sẽ giao món ăn trở lại bàn. Người phục vụ là người đưa tin (API) nhận đơn đặt hàng của bạn và gửi lại cho nhà bếp (hệ thống) phải làm gì. Sau đó, người phục vụ gửi phản hồi lại cho bạn - trong trường hợp này là món ăn.

Một ví dụ API khác như đặt vé máy bay.

Thông thường, việc đặt vé được thực hiện thông qua website của hãng hàng không trước ngày khởi hành. Để đặt chuyến bay, người dùng lựa chọn chỗ ngồi, hạng khoang và các thông tin khác của chuyến bay. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể đặt vé máy bay thông qua những dịch vụ du lịch trực tuyến như Tripadvisor, Agoga hoặc Expedia.

Cũng giống như trang web của hãng hàng không, người dùng sẽ có nhiều lựa chọn về địa điểm, thời gian đi hoặc về, hạng ghế máy bay và cân nặng hành lý. Trong trường hợp này, API đóng vai trò như người phục vụ hữu ích và yêu cầu thông tin từ cơ sở dữ liệu của hãng hàng không. Dựa trên yêu cầu của bạn, API sẽ cung cấp phản hồi của hãng bay và hiển thị các thông tin liên quan, cập nhật gần nhất dành cho bạn.

API cung cấp lớp bảo mật

Dữ liệu của bạn không được chia sẻ hoàn toàn với máy chủ và tương tự, máy chủ sẽ không hiển thị hoàn toàn với điện thoại của bạn. Thay vào đó, mối liên kết sẽ được thực hiện với các gói dữ liệu nhỏ, có nhiệm vụ chỉ trao đổi những thông tin cần thiết.

Ví dụ ngoài đời thực: bạn đặt thức ăn tại nhà hàng với người phục vụ, và sau đó thì nhà hàng sẽ trả lời và hoàn thành đơn đặt hàng.

Giao diện API đã trở nên có giá trị đến mức được định nghĩa là “nền kinh tế API”, có khả năng tạo ra một phần lớn doanh thu của nhiều doanh nghiệp. Các công ty lớn như Google, eBay, Salesforce.com, Amazon và Expedia đã đạt tăng trưởng doanh thu bằng cách sử dụng API.

API hiện đại

Không chỉ là một đoạn mã tin học, API còn được xem gần giống một sản phẩm. Trong thời gian gần đây, API hiện đại đã mang một số đặc điểm hữu ích và có giá trị hơn trước bao gồm tuân thủ các tiêu chuẩn (như HTTP và REST) về hiểu rộng, dễ dàng truy cập và thân thiện với nhà phát triển.

Vì được tiêu chuẩn hóa, API hiện đại đáp ứng được yêu cầu về bảo mật và quản trị, cũng như được giám sát, quản lý về hiệu suất và quy mô. Và tương tự như bất kỳ phần mềm nào khác, API hiện đại có vòng đời phát triển (SDLC) riêng như thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, quản lý và tạo dựng phiên bản.

Giao diện API được ứng dụng cho các đối tượng cụ thể (ví dụ: nhà sản xuất thiết bị điện thoại di động), cũng như đạt được kỳ vọng nhất định về bảo trì và vòng đời sử dụng sản phẩm.

Nguồn: Mule Soft

HR1 TECH - The leading AI Recruitment Platform in I.T

IT Job Search and Recruitment HR1Tech.com

Job Search and Recruitment on HR1Jobs.com

Career development

View all
7 chiến dịch Marketing sử dụng AR, VR siêu thú vị

Cùng HR1Tech điểm danh 7 chiến dịch Marketing sử dụng AR, VR siêu thú vị đã được các thương hiệu lớn trên thế giới triển khai mà có thể...

5 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Cho Dân IT Hiệu Quả

Cùng tìm hiểu 5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho dân IT hiệu quả rõ rệt trong môi trường tìm việc đang cạnh tranh vô cùng gay gắt....

Khoa Học Máy Tính và Trí Tuệ Nhân Tạo Khác Nhau Như Thế Nào?

Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo là hai lĩnh vực gắn kết mật thiết trong thế giới công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, liệu Trí tuệ nhân...

AI Technology: Everything You Need To Know

Understanding and mastering AI technology is not only an advantage but also a decisive factor for success in the digital world.

The Power Of A.I In The IT Industry: Opportunity Or Challenge?

Entering the 21st century, the technological revolution has raised many important questions about the role and future of artificial...

Top 3 Kỹ Năng Mềm Mà IT Freelance Cần Có

Hiện nay, Freelance IT đang là một xu hướng dành cho những chuyên gia công nghệ yêu thích sự tự do và linh hoạt. Tuy nhiên, với hình thức...