Looking article matching

Associate Business Analyst là gì? Lộ trình của Associate Business Analyst

27/06/24 08:26

Nhu cầu phân tích kinh doanh có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế, vai trò của các nhà phân tích ngày càng quan trọng hơn với các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vai trò Associate Business Analyst.

Associate Business Analyst có vai trò hỗ trợ các Business Analyst cấp cao
 

1. Associate Business Analyst là gì? Và họ làm gì?

Associate Business Analyst là một cách gọi khác của một Business Analyst ở cấp độ junior. Vai trò của họ là người giúp đỡ các Business Analyst cấp cao và quản lý dự án cải thiện quy trình, hệ thống và hoạt động kinh doanh. Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà trách nhiệm của họ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, những nhiệm vụ của một Associate Business Analyst sẽ bao gồm:

  • Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu: Nhiệm vụ phổ biến nhất là thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, họ có thể xác định xu hướng, mô hình và thông tin chi tiết để đưa ra quyết định kinh doanh.

  • Nghiên cứu thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh để xác định xu hướng của ngành cũng như đưa ra các phương pháp hay nhất là công việc của một Business Analyst.

  • Yêu cầu về tài liệu: Associate Business Analyst phải hợp tác với các bên liên quan để phát triển các thông số chức năng cho các hệ thống hoặc quy trình mới.

  • Thực hiện kiểm tra và đảm bảo yêu cầu chất lượng: Tham gia hoặc hỗ trợ thử nghiệm các hệ thống hay quy trình mới để đảm bảo chúng đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh và hoạt động bình thường.

  • Xây dựng mối quan hệ: Vai trò này còn yêu cầu hỗ trợ tạo điều kiện giao tiếp giữa các bên liên quan khác nhau. Ví dụ như cuộc họp hay gặp mặt giữa lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia IT và người dùng cuối.
     

2. Làm thế nào để trở thành một Associate Business Analyst

Việc trở thành một Associate Business Analyst bao gồm nhiều bước. Trong đó, việc có được bằng cấp chứng nhận, trang bị các kỹ năng hay tích lũy kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài bước tóm gọn giúp bạn hướng đến vai trò Associate Business Analyst.

Chứng chỉ là một trong những tiêu chí để trở thành Associate Business Analyst

  • Thu thập bằng cấp:

Cử nhân hay đại học là bằng cấp tối thiểu để bắt đầu sự nghiệp. Nếu bạn muốn tiến xa hơn với những vị trí cấp cao, quản lý, giám đốc thì bạn phải có những bằng cấp cao hơn. Ngay cả khi lĩnh vực công nghệ không yêu cầu thì đó vẫn là lợi thế cho hồ sơ của bạn.

  • Tích lũy những kinh nghiệm liên quan:

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm được ứng viên có kinh nghiệm và Associate Business Analyst cũng không ngoại lệ. Vì thế, hãy chủ động tham gia nhiều dự án với nhiều vai trò khác nhau ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cấp độ thực tập hay đầu vào là lúc bạn nên nghĩ đến môi trường làm việc ở lĩnh vực liên quan.

  • Phát triển các kỹ năng cần thiết:

Một Associate Business Analyst sẽ cần nhiều kỹ năng bao gồm cả “cứng” và “mềm”. Ngoài những kỹ năng về chuyên môn như phân tích, tư duy, sử dụng công cụ, thì các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe, tranh luận cũng quan trọng không kém.

  • Học cách sử dụng công cụ, phần mềm:

Các công cụ hay phần mềm là một phần trong cuộc sống của các nhà phân tích. Càng tận dụng tốt những công cụ này, công việc của bạn càng trở nên dễ dàng hơn. Tham gia các khóa học ngắn hạn, tham khảo tài liệu và đừng bao giờ dừng việc học thêm các công cụ hay phần mềm mới.

  • Đạt các chứng nhận chuyên ngành:

Đối với các Business Analyst nói chung, những chứng nhận từ IIBA là tấm vé để tiến vào tương lai. Dù bạn đang ở cấp độ intern, junior hay senior, sẽ luôn có những chứng chỉ phù hợp dành cho bạn.

  • Xây dựng mối quan hệ:

Kết nối với các Business Analyst khác để học hỏi từ họ là một cách phát triển rất tốt. Để xây dựng mối quan hệ, bạn có thể tham gia vào các nhóm học tập, dự án vì cộng đồng hay các buổi hội thảo. Bạn cũng đừng quên việc chia sẻ kiến thức của bản thân thông qua mạng xã hội.
 

3. Các kỹ năng cần thiết của một Associate Business Analyst

Trong vai trò Associate Business Analyst , có những kỹ năng cần thiết mà bạn không thể bỏ qua:

  • Kỹ năng phân tích: Bao gồm khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu và xác định các mô hình, xu hướng cũng như thông tin chi tiết để hỗ trợ việc đưa ra quyết định kinh doanh

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bằng cách thu thập thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế và đề xuất những giải pháp phù hợp cho các bên liên quan, Associate Business Analyst giúp giải quyết những vấn đề còn tồn động.

  • Kỹ năng giao tiếp: Associate Business Analyst phải giải thích các khái niệm kỹ thuật cho các bên liên quan, làm việc với bộ phận kỹ thuật. Trong số đó bao gồm nhiều đối tượng với kiến thức và hiểu biết khác nhau. Giao tiếp chính là chìa khóa để hoàn thành công việc.

  • Kỹ năng nghiên cứu chi tiết: Việc phân tích dữ liệu yêu cầu độ chính xác cao, kỹ năng phân tích chi tiết là điều không thể thiếu với một Business Analyst.

  • Kỹ năng quản lý dự án: Mỗi Associate Business Analyst sẽ đảm nhiệm cùng lúc nhiều dự án. Điều đó đòi hỏi khả năng quản lý tốt để đảm bảo tiến độ công việc.

  • Sự nhạy bén trong kinh doanh: Là một nhà phân tích kinh doanh, sẽ thật thiếu sót nếu không có sự nhạy bén trong kinh doanh.

  • Kỹ năng kỹ thuật: Cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình và các công cụ hay phần mềm là điều vô cùng quan trọng để hoàn thành tốt công việc trong vai trò này.
     

4. Lộ trình Associate Business Analyst

Thông thường, các Associate Business Analyst sẽ có thể phát triển lên những cấp bậc cao hơn như:

  • Nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst)

Quản lý dự án và cộng tác với các bên liên quan để xác định yêu cầu, phát triển giải pháp và thực hiện các thay đổi, Business Analyst là vai trò quan trọng và mục tiêu để thăng tiến. Thu nhập, đãi ngộ của Business Analyst do đó cũng rất hấp dẫn.

  • Nhà phân tích kinh doanh cao cấp (Senior Business Analyst)

Đây là vị trí của người chịu trách nhiệm lãnh đạo các dự án lớn và phức tạp và cố vấn cho các thành viên trong nhóm cấp dưới. Để trở thành một Senior Business Analyst, bạn cần vượt qua nhiều yêu cầu về mặt chuyên môn, chứng chỉ chuyên ngành, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế. Điều đó chắc chắn đảm bảo cho bạn một vị trí tốt trong doanh nghiệp với thu nhập hấp dẫn.

Associate Business Analyst có thể hướng đến những cấp bậc cao trong tương lai

  • Giám đốc hoặc Giám đốc Phân tích Kinh doanh (Manager hay Director of Business Analysis)

Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích kinh doanh, bạn có thể tiến lên các vị trí lãnh đạo như người quản lý hoặc giám đốc phân tích kinh doanh. Với vai trò chịu trách nhiệm lãnh đạo một nhóm các nhà phân tích kinh doanh. Họ cũng xác định chiến lược phân tích kinh doanh tổng thể của tổ chức và đảm bảo rằng các dự án phân tích kinh doanh phù hợp với mục tiêu và mục đích của công ty.
 

5. Những câu hỏi thường gặp

Phần cuối cùng chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài câu hỏi thường gặp về vai trò Associate Business Analyst.

  • Nhiệm vụ chính của Associate Business Analyst là gì?

Công việc của họ thường xoay quanh phân tích dữ liệu, xác định các vấn đề doanh nghiệp và đưa ra lời khuyên cho các bên liên quan.

  • Những kỹ năng mà Associate Business Analyst cần có?

Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý dự án, nhạy bén trong kinh doanh và các kỹ năng kỹ thuật là ưu tiên hàng đầu.

  • Lộ trình thăng tiến của Associate Business Analyst là gì?

Business Analyst, Senior Business Analyst, Manager hay Director of Business Analysis là những mục tiêu phù hợp để theo đuổi.

  • Làm thế nào để trở thành một Associate Business Analyst ?

Lời khuyên dành cho bạn là hãy bắt đầu từ việc hoàn thành một chương trình đào tạo có chứng chỉ về phân tích kinh doanh. Ngoài kiến thức, bạn sẽ cần cả kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, đừng bao giờ dừng việc học và trau dồi các kỹ năng cũng như tận dụng cơ hội trải nghiệm của mình.

 

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vai trò Associate Business Analyst. 


Nguồn tham khảo:
https://emeritus.org/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Other news

[Talkshow] BA Outsource Hay BA Product?

BA Outsource Hay BA Product? Đâu Là Lựa Chọn Phù Hợp Cho Bạn?

Lộ trình học Business Analysis

BAC là đơn vị đào tạo Business Analysis chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Là đối tác chính thức đầu tiên của IIBA tại Việt Nam. BAC đã...

Bật mí lộ trình học Data Analysis chuyên nghiệp

Với sự phát triển bùng nổ của khoa học dữ liệu như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên phân tích dữ liệu của các doanh nghiệp...

Lợi ích khóa học BA và giá trị chứng chỉ được cung cấp tại BAC

Đây là những vướng mắc mà đa số các bạn đã đặt ra khi đăng ký tham gia khóa học BA tại BAC. Vậy để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn các...

Khóa học Busines Analysis ONLINE cho người mới bắt đầu

Ngoài các khóa học offline tại Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng. BAC còn triển khai các khóa học BA online cho các du học sinh,...

Đào tạo doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp, kiến tạo thành công

Với phương châm “lấy phát triển doanh nghiệp làm trọng tâm”, dịch vụ đào tạo doanh nghiệp (hay còn gọi là đào tạo inhouse) ra đời nhằm...