Looking article matching

ĐẠO ĐỨC NGHỀ LẬP TRÌNH VÀ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ

17/06/22 02:59

Đạo đức nghề lập trình nghe có vẻ xa lạ hơn so với đạo đức nghề bác sĩ được ví như câu “Lương y như từ mẫu” thì nghề lập trình cũng vậy bơi vì ảnh hưởng của công nghệ, phần mềm ngày càng lớn đến cuộc sống. Nếu như lập trình viên cẩn thận hơn trong quá trình lập trình và kiểm soát hệ thống thì đã không gây ra các vụ tai nạn máy bay, nếu như lập trình kiểm soát tốt code thì đã không dẫn đên việc máy chiếu phóng xạ quá liều, làm chết 4 người, bị thương 2 người.

I. Đạo đức nghề lập trình

1. Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nói chung thì là chuẩn mực của xã hội. Còn đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực trong nghề nghiệp mà mình nói đến, ở mỗi ngành nghề lại có chuẩn mực khác nhau.

Ví dụ ở đạo đức trong nghề giáo dục là:

  • Không gian lận trong thành tích học tập, thi đua
  • Luôn giúp đỡ học sinh, sinh viên của mình
  • Đối xử công bằng với tất cả học sinh, sinh viên của mình

Đạo đức trong nghề y:

  • Lấy việc cứu chữa người bệnh là trên hết
  • Kê thuốc đúng liều lượng và an toàn
  • Chữa bệnh vì đúng lương tâm, không chữa vì đồng tiền

Bản thân mình là một developer thôi nên chỉ có thể kể ra được một số chuẩn mực tiêu biểu của nghề y và nghề giáo. Còn thực tế thì bộ chuẩn mực này còn nhiều hơn nhiều nhé.

2. Đạo đức nghề lập trình

Tầm quan trọng của phần mềm và hệ thống đối với đời sống hằng ngày

  • Hệ thống quản lý xe trục trặc, dẫn đến hàng loạt xe dưới hầm phải chờ nhau trong khói bụi.
  • Bạn không thể thực hiện giao dịch rút/nhận tiền khi ATM bị lỗi.
  • Chờ tại sân bay rất lâu khi thủ tục nhập cảnh bị lỗi hệ thống.
  • Không thể nộp viện phí khi máy tính bị treo.
  • Không thể tiếp tục công việc khi phần mềm có vấn đề.
  • Một phần mềm chẩn đoán hay phẫu thuật có sai số quá lớn, dẫn tới việc phán đoán nhầm bệnh hoặc phẫu thuật sai bộ phận, thậm chí dẫn đến chết người.
  • Lỗi hệ thống ngân hàng khiến các tài khoản mất hết tiền.
  • Sai số trong xử lí chứng khoán, dù chênh lệch chỉ 0.00001 đi nữa, nhưng với lượng giao dịch hàng tỷ $ và lặp lại trong mỗi giao dịch thì hậu quả khó mà nghĩ đến.
  • Những phần mềm lái tàu hay xe tự động, nếu sau gây tai nạn thì hậu quả sẽ ra sao?
  • Một mã độc cố tình chèn vào phần mềm đánh cấp dữ liệu hay tiền của nạn nhân.

Như bạn thấy rồi đó, công nghệ đang dần làm thay đổi cuộc sống của chúng ta bằng cách có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Từ kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế cho tới vận tải, du lịch, giải trí,… nói chung là không chừa bất kỳ một ngành nghề nào mà không có sự góp mặt của công nghệ cả. Điều này khiến cho các anh em lập trình viên như chúng ta cảm thấy thật vinh dự và tự hào. Nhưng càng vinh dự, tự hào bao nhiêu thì trách nhiệm cũng lớn bấy nhiêu.

Cùng điểm qua một vài dẫn chứng cụ thể khi các lập trình viên đã vô tình “giết người”.

  • Sự kiện cỗ máy Therac-25 gây ra 6 tai nại thảm khốc trong những năm từ 1985 đến 1987 chính là câu chuyện nổi tiếng nhất về việc những dòng code giết người. Therac-25 là một cỗ máy xạ trị cho bệnh nhân ung thư được sản xuất vào năm 1982. Do sai lầm trong việc code và kiểm thử, máy chiếu phóng xạ quá liều, làm chết 4 người, bị thương 2 người.
  • Năm 1994 ở Scotland, lỗi phần mềm dẫn đến một vụ tai nạn máy bay, giết chết 29 người.
  • Tháng 6 năm 2010, con worm máy tính Stuxnet được các chuyên viên Semactec tìm thấy. Con worm “vô hại” này được biết là có khả năng thâm nhập và phá hoại các lò phản ứng hạt nhân. Stuxnex lây lan khá rộng ở Iran, nhưng chưa rõ có lò phản ứng nào bị nổ hay thiệt hại vì nó chưa.
  • Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xác nhận sự liên quan giữa các vấn đề phần mềm của máy bơm thuốc tiêm truyền với hơn 700 ca tử vong và 20 000 ca bị thương nặng từ năm 2005 đến 2009.

Trên đây chỉ mới là 1 phần những những vấn đề mà các lập trình viên gặp phải. Bênh cạnh đó vẫn còn rất nhiều thiêc hại khác liên quan đến bảo mật thông tin khi các hacker ngày càng nhiều.

II. Bộ quy tắc ứng xử nghề lập trình viên

1. Không bao giờ tạo hoặc phân phối các phần mềm độc hại.

2. Không bao giờ viết code mà cố tình làm khó hiểu hay để người khác khó theo dõi.

3. Không bao giờ viết tài liệu cố ý gây nhầm lẫn hoặc không chính xác.

4. Không bao giờ dùng lại mã nguồn có bản quyền mà chưa mua hay chưa được phép.

5. Thừa nhận (bằng lời nói và trong comment mã nguồn) khi dựa trên mã nguồn của các lập trình viên khác cho dù kho có những thay đổi đáng kể được thực hiện.

6. Không bao giờ cố tình viết mã không hiệu quả từ đầu để sau này đăng kí sửa lại code hiệu quả hơn để kiếm tiền hay nâng cao uy tín.

7. Không bao giờ cố tình viết mã tạo bug để sau này đăng kí sửa lỗi hay phát triển phiên bản tiếp theo.

8. Không bao giờ viết code mà cố ý phá vỡ mã của một lập trình viên khác với mục đích hạ uy tín người đó hay đánh bóng bản thân.

9. Không bao giờ che giấu những khó khăn đã biết đối với việc hoàn thành dự án trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, đặt biệt là giai đoạn thiết kế.

10. Không bao giờ cố tình hạ thấp khó khăn của việc hoàn thành một dự án.

11. Báo cáo bất kì hoạt động bất hợp pháp nào của người sử dụng lao động.

12. Không bao giờ phỉ báng sự chuyên nghiệp của các chuyên gia khác.

13. Không bao giờ phủ nhận sự tồn tại của lỗi.

14. Không bao giờ tiết lộ tri thức hay bí mật công ty.

15. Không bao giờ chấp nhận tiền công hay tiền đền bù từ nhiều bên cho cùng một kết quả công việc trừ khi được cho phép.

16. Không bao giờ thực hiện công việc cạnh tranh mà không có sự hiểu biết chung của tổ chức.

17. Không bao giờ che giấu thông tin với các thành viên khác của nhóm phát triển.

18. Không bao giờ che giấu với người sử dụng lao động hay công ty lợi ích tài chính của họ trong các thông tin liên quan đến nguồn lực phát triển dự án.

19. Không bao giờ che giấu bất kỳ xung đột lợi ích nào có thể ảnh hưởng đến dự án.

20. Không tìm kiếm lợi nhuận bên ngoài từ một dự án đã được tài trợ bởi một bên thứ hai mà không được phép của họ. Nếu được cho phép bán lại một sản phẩm, nên giảm giá sản phẩm đó.

21. Không bao giờ làm hại uy tín và danh tiếng của người sử dụng lao động, công ty hoặc các thành viên thuộc nhóm phát triển.

22. Không bao giờ xuyên tạc kiến thức, kinh nghiệm hay khả năng của bản thân.

23. Không bao giờ lấy tiền hay uy tín từ kết quả công việc của người khác.

24. Không bao giờ ăn cắp phần mềm, đặc biệt là các công cụ phát triển.

25. Không bao giờ bao che những thiếu sót của các lập trình viên khác bằng cách viết mã giúp họ và cho PASS coi như là công việc của họ.

26. Không được cài đặt ứng dụng bên thứ ba mà không được sự cho phép của người dùng.

27. Luôn luôn cập nhật sự tiến bộ của lĩnh vực Khoa học máy tính.

28. Không bao giờ bắt buộc người dùng cập nhật trừ khi phải thông báo và được họ đồng ý.

   

HR1Tech - Online Recruitment Platform for the IT Industry

Find jobs and recruitment multi-industry. Discover more at: www.hr1jobs.com

Career development

View all
9 Bí Quyết Giúp Đôi Mắt Của Dân IT Luôn Khoẻ

Khám phá các bí quyết bảo vệ mắt hiệu quả cho dân IT, từ quy tắc 20-20-20 đến chế độ ăn uống dinh dưỡng, giúp giảm mỏi mắt và duy trì sức...

Tiêu Chí Chọn Màn Hình Cho Lập Trình Viên

Lập trình viên cần chọn màn hình máy tính phù hợp để tăng hiệu quả công việc. Khám phá các tiêu chí quan trọng về độ phân giải, kích...

7 Loại Thực Phẩm Giúp Cải Thiện Hiệu Quả Công Việc Cho Dân IT

Top 7 thực phẩm dân IT nên ăn để duy trì sức khỏe, cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung. Khám phá những lựa chọn dinh dưỡng giúp...

6 Bí Quyết Work Life Balance Cho Dân IT

Bạn là dân IT và cảm thấy cuộc sống chỉ xoay quanh code? Đừng lo! Bài viết này sẽ chia sẻ 7 bí quyết work life balance cực kỳ hiệu quả,...

3 App Hẹn Hò Must-Try Cho Dân IT

Code dạo này mượt mà, bug cũng ít đi, nhưng tình duyên vẫn lỗi tùm lum? Dân IT chúng mình, giữa deadline, code, và thế giới công nghệ,...

6 Cách Giải Trí Cho Dân IT F5 Tinh Thần

Cách giải trí cho dân IT là yếu tố quan trọng giúp tái tạo năng lượng và duy trì hiệu suất làm việc. IT-ers, với công việc đòi hỏi sự tập...